Các nhà tài trợ đồng hành cùng Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội
Như đã đưa tin, Hội nghị giữa kỳ không chính thức của Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2009 (Hội nghị CG 2009) đã khai mạc sáng nay (8/6) tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
(Hội nghị CG năm 2009 khai mạc sáng 8/6 tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk)
Việc tổ chức Hội nghị CG 2009 tại Buôn Ma Thuột thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam cùng các nhà tài trợ phát triển bền vững kinh tế-xã hội trên cả nước nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng, nơi mà kinh tế còn kém phát triển, cuộc sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Việt Nam luôn đánh giá cao sự giúp đỡ của các cộng đồng quốc tế
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh, Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục chịu tác động sâu sắc của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhưng với quyết tâm cao, Chính phủ và nhân dân Việt
Cùng tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Võ Hồng Phúc, Giám đốc Quốc gia WB (Ngân hàng Thế giới) tại Việt Nam Victoria Kwakwa, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, Văn phòng Chính phủ, Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, các Đại sứ và đại diện nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam. |
“Ngoài sự nỗ lực phấn đấu của chính mình, Chính phủ Việt Nam đánh giá cao sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, trong đó vốn ODA đóng vai trò quan trọng. Kể từ năm 1993 đến nay, có trên 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang cung cấp ODA cho Việt Nam, với số vốn cam kết gần 50 tỷ USD. Các nhà tài trợ đã luôn đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển nông thôn… và đặc biệt là xóa đói giảm nghèo", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng đánh giá, thực tế cho thấy, việc kết hợp sức mạnh nội lực của đất nước với sự giúp đỡ quý báu của các tổ chức quốc tế, Việt Nam sẽ vượt qua khó khăn.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng khẳng định với các nhà tài trợ quốc tế, chính sách nhất quán của Việt Nam là kiên trì đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam vẫn quyết tâm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết hội nhập, bao gồm các chính sách của WTO cũng như các thỏa thuận hợp tác kinh tế song phương.
Việt Nam đang tiếp tục đóng góp phần mình trong các hoạt động của Liên Hợp Quốc cũng như các diễn đàn quốc tế khác. Việt Nam đã là một phần không tách rời của cộng đồng quốc tế. Trong lúc đang phải đối đầu với khủng hoảng kinh tế, Chính phủ Việt Nam đang cấu trúc lại nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, đào tạo nguồn lực… với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
(Các đại biểu tập trung nghe và thảo luận về tình hình phát triển kinh tế-xã hội gần đây và dự báo cho cả năm 2009)
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng về trung hạn và dài hạn, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế năng động và là điểm đến của các nhà đầu tư. Việt Nam sẽ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Phó Thủ tướng tin tưởng với tinh thần xây dựng và thiện chí, Hội nghị sẽ trao đổi thẳng thắn, cởi mở để đưa ra các giải pháp hợp tác hiệu quả, góp phần mang lại sự phát triển bền vững ở Việt Nam.
Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong ứng phó với khủng hoảng kinh tế
Trong phiên khai mạc sáng nay, các đại biểu đã tập trung nghe và thảo luận về tình hình phát triển kinh tế-xã hội gần đây và dự báo cho cả năm 2009; xem xét những tác động xã hội do suy giảm kinh tế và đánh giá kết quả chính sách của Chính phủ bao gồm: diễn biến của thị trường lao động; các chính sách bảo trợ xã hội ở tầm quốc gia; cái nhìn từ địa phương, khu vực Tây Nguyên.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam bày tỏ ấn tượng trước những bước đường phát triển của Việt Nam hiện nay. Theo bà Victoria Kwakwa, thách thức cũng là cơ hội mới mà Việt Nam cần phải tìm hiểu, đối mặt và tìm ra các giải pháp để đưa nền kinh tế đất nước lên một bước phát triển cao hơn, nhằm thích ứng với nền kinh tế cạnh tranh cao hiện nay. “Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn trong phòng chống tham nhũng và quản trị công, các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu được lồng ghép với các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Việt Nam đã huy động mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài để phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội”, Bà Victoria Kwakwa nhấn mạnh.
Các tổ chức của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cũng đều đánh giá, trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có những phản ứng tích cực đối với những thách thức do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thông qua 3 gói kích cầu nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng đối với các doanh nghiệp trong nước và thúc đẩy nhu cầu về việc làm và sản xuất. Chính phủ cũng đã thực hiện một số sáng kiến để giảm nhẹ tác động xã hội của khủng hoảng đối với người nghèo, bao gồm các quyết định ưu tiên hỗ trợ phát triển cho 61 huyện nghèo nhất nước…
Theo đánh giá của nhóm Quan hệ đối tác về hiệu quả viện trợ, trong 6 tháng đầu năm 2009, các hoạt động nâng cao hiệu quả viện trợ ở Việt Nam được tiếp tục triển khai thực hiện ở tất cả các cấp độ trong các cơ quan Chính phủ, các nhà tài trợ và Nhóm các nhà tài trợ, cũng như sự tham gia của Việt Nam và các nhà tài trợ vào các hoạt động này ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và quốc tế.
Nguồn: Chinhphu.vn
Các bài viết khác
- • Ngân hàng thế giới (WB) tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển
- • Thành lập Ban điều hành Việt – Pháp, xúc tiến xây dựng trường Đại học Khoa học & Công nghệ Hà Nội tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc.
- • New five-year socio-economic plan to be outlined
- • EU lạc quan về kinh tế Việt Nam
- • WB: Kinh tế Việt Nam đang lấy lại tốc độ tăng trưởng
- • Nhiều nhà đầu tư mới đang nhắm đến Việt Nam
- • VN positioned in top 10 software processing markets
- • VN adopts master scheme for IT human resource development
- • Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển KT-XH
- • Thẩm định đề án thành lập Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà nội tại Khu CNC Hòa Lạc