Trực tuyến: Kinh tế sáng tạo - đột phá nào cho VN?

23:10 - 02/05/2017

Những vấn đề liên quan đến kinh tế sáng tạo sẽ được Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Văn Lạng, TS. Alan Phan và ông Phạm Kim Hùng cùng thảo luận và trả lời bạn đọc trong buổi trực tuyến với chủ đề "Kinh tế sáng tạo: Giải pháp đột phá cho Việt Nam bật lên?" vào 9h30 ngày 25/3/2011.

Trong báo cáo năm 2010 về định hướng chính sách phát triển quốc tế, Liên Hợp Quốc đã khẳng định kinh tế sáng tạo là lựa chọn phát triển khả thi đối với các nước đang phát triển trong bối cảnh xã hội biến đổi nhanh chóng. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng phát triển kinh tế sáng tạo sẽ là một giải pháp hợp lý đối với kinh tế toàn cầu hiện nay.

Liên Hợp Quốc cũng ước tính hoạt động giao thương trong ngành sáng tạo và văn hoá chiếm khoảng 3,4% tổng giá trị thương mại toàn cầu và đang tăng trưởng với tốc độ 8,7%/năm. Hiện nay, tổng giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp sáng tạo trên toàn cầu ước tính đạt khoảng 600 tỷ USD/năm.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng, TS. Alan Phan và ông Nguyễn Kim Hùng (từ trái sang)

Đi tìm lựa chọn đúng đắn nhằm phát triển kinh tế sáng tạo cho Việt Nam cũng bắt đầu được quan tâm, thể hiện qua các hội thảo về Kinh tế sáng tạo cho Việt Nam như "Lập bản đồ ngành công nghiệp sáng tạo TP.HCM", hội thảo "Hiệu ứng liên kết trong ngành Công nghiệp sáng tạo" do Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam, Hội đồng Anh phối hợp cùng Trung tâm xúc tiến thương mại & đầu tư TP.HCM (ITPC) tổ chức...

Tại Việt Nam, khái niệm kinh tế sáng tạo tuy còn mới mẻ nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đem các sản phẩm đầy sáng tạo của mình ra với thế giới: như Tập đoàn thiết kế AA với những sản phẩm thiết kế cao cấp trên khắp thế giới, Trung Nguyên và Phở 24 với thương cà phê, ẩm thực Việt.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ đã có những khởi đầu thành công trong lĩnh vực sáng tạo công nghệ. Một số đại diện tiêu biểu có thể kể tới như Công ty robot TOSY với thành công trong việc xuất khẩu đồ chơi đĩa bay sang Nhật, Mỹ, và châu Âu; NAISCORP với sản phẩm công cụ tìm kiếm tiếng Việt được cho là đã có thể cạnh tranh với Google trong thị trường tìm kiếm tại Việt Nam...

Vậy, trong rất nhiều các ngành được xếp vào lĩnh vực kinh tế sáng tạo: Quảng cáo, Kiến trúc, Nghệ thuật và Mỹ thuật cổ, Thủ công, Thiết kế, Thiết kế thời trang, Điện ảnh, Phần mềm giải trí, Âm nhạc, Nghệ thuật trình diễn, Xuất bản, Phần mềm và Máy tính, Truyền thanh và truyền hình... ngành nào có thể là mũi nhọn cho kinh tế sáng tạo của Việt Nam? Doanh nghiệp đóng vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế sáng tạo?

Vai trò tương lai của kinh tế sáng tạo trong phát triển kinh tế nói chung? Vai trò của Chính phủ trong định hướng và hỗ trợ phát triển kinh tế sáng tạo? Các điển hình doanh nghiệp đi theo kinh tế sáng tạo tại Việt Nam? Đầu tư vào các dự án mang tính sáng tạo ở Việt Nam - góc nhìn từ phía nhà đầu tư...

Những vấn đề liên quan đến kinh tế sáng tạo sẽ được Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Nguyễn Văn Lạng, TS. Alan Phan (Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA) và ông Phạm Kim Hùng (Chủ tịch Công ty CP Công nghệ NES) cùng thảo luận và trả lời bạn đọc trong buổi trực tuyến với chủ đề "Kinh tế sáng tạo: Giải pháp đột phá cho Việt Nam bật lên?" vào 9h30 ngày 25/3/2011.

Ngay từ bây giờ, mời bạn đọc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam tham gia đặt câu hỏi trực tuyến tại đây.

Các bài viết khác

 

Đường dây nóng Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc:

- Về đầu tư: 0946.626.286
- Các vấn đề khác: 0922.662.266