Giải thưởng VIFOTEC 2008 mang lại nhiều lợi ích cho đất nước
Tối 15/4/2009 đã diễn ra lễ trao giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2008 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Tham dự có đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Nguyễn Thị Doan, UVTƯ Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, UVTƯ Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương và đông đảo các nhà khoa học trong cả nước.
Cuộc thi do Bộ Khoa học Công nghệ, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam (VUSTA) và Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp tổ chức định kỳ hàng năm. Tính đến lễ trao giải VIFOTEC năm 2008, đã có 14 lần các nhà khoa học - công nghệ Việt Nam được vinh danh.
Báo cáo tổng kết tại buổi lễ, PGS.TS Hồ Uy Liêm, Q.Chủ tịch Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức giải thưởng cho biết: Năm 2008, Ban Tổ chức Giải thưởng VIFOTEC đã quyết định tặng thưởng cho 35 công trình của 6 lĩnh vực bao gồm: 2 giải nhất, 8 giải nhì và 13 giải khuyến khích.
Ban tổ chức cũng đã đề nghị Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tặng Giải thưởng WIPO cho một công trình đoạt giải nhất thuộc lĩnh vực Cơ khí và tự động hóa, cho một tác giả nữ xuất sắc nhất có công trình đoạt giải Ba thuộc lĩnh vực Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống. Đây là Giải thưởng được trao cho các tác giả có những công trình có giá trị khoa học, kinh tế - xã hội lớn đã và đang được áp dụng có hiệu quả tại Việt Nam.
Giải nhất được trao cho công trình “Xây dựng hệ thống thiết bị và phần mềm công nghiệp thông tin và tuyên truyền phục vụ sát hạch lái xe tự động” của tác giả Phạm Hồng Quang thuộc công ty cổ phần Phần mềm tự động hóa điều khiển CADPRO. Sản phẩm đã được ứng dụng cho 16 Trung tâm sát hạch để cấp giấy phép lái xe cho cả nước. Bên cạnh đó, các công trình được trao Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam đều là những đề tài khoa học có ứng dụng thiết thực trong đời sống kinh tế, xã hội, mỗi năm đã mang lại lợi ích hàng trăm tỉ đồng cho đất nước... TS Phạm Hồng Quang cũng vinh dự được WIPO công nhận là công trình xuất sắc nhất
Tác giả nữ xuất sắc nhất là Thạc sĩ Lê Thị Bình, Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh với công trình “Nghiên cứu xây dựng quy trình và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá lăng nha” thuộc lĩnh vực Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống.
Phát biểu tại lễ trao giải, đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã chúc mừng các tập thể, cá nhân đoạt giải thưởng. Đồng chí hoan nghênh hiệu ứng xã hội mà giải thưởng VIFOTEC đã tạo dựng được trong 14 năm qua, đồng thời đề nghị Ban tổ chức cùng đội ngũ các nhà khoa học, công nghệ trong nước quan tâm nghiên cứu, sáng tạo những giải pháp hướng vào cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh; những giải pháp giúp ngăn ngừa suy thoái kinh tế, tiết kiệm năng lượng, tiêu dùng và hạn chế nhập siêu...
Đồng chí Tô Huy Rứa cũng đã gợi ý, nên đưa những giải pháp khoa học công nghệ về quản lý vĩ mô, điều hành xã hội vào giải thưởng, mở rộng cơ hội cho mọi người dân có thể tham gia và giành giải thưởng, để giải thưởng này thực sự trở thành động lực để thúc đẩy phong trào sáng tạo khoa học, công nghệ trong cả nước.
Đến chia vui với các tác giả đạt giải thưởng VIFOTEC 2008, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã thay mặt Thủ tướng Chính phủ trao tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có công trình tiêu biểu, đạt nhiều giải thưởng cao quý ở trong và ngoài nước.
Ngay sau lễ trao giải thưởng VIFOTEC 2008, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong đã chính thức phát động Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) 2009.
Các bài viết khác
- • Nhà nước sẽ có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia công tác đào tạo
- • Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông mở cửa truongcongnghe.vn
- • Trường ĐH KHCN Hà Nội sẽ xây dựng trong khuôn viên 65 ha Khu Công nghệ cao Hoà Lạc
- • Hội đàm giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc
- • Khu Công nghệ cao Hòa Lạc hơn hẳn các Khu Công nghệ cao của Trung Quốc ở một điểm là có quy hoạch rất bài bản
- • Nhật Bản viện trợ Việt Nam trên 83 tỷ yên sau quyết định nối lại ODA
- • Vietnam A Destination for Japanese investors
- • Investment challenges and opportunities in 2009
- • Thách thức và cơ hội đầu tư năm 2009
- • Việt Nam điểm đến của các Nhà đầu tư Nhật Bản.