Tin tóm lược từ NNA – Thái Lan: Nhật Bản hỗ trợ các hoạt động thúc đẩy đầu tư của Khu công nghệ cao Hòa Lạc. (Tin kinh tế)

23:10 - 02/05/2017

Nằm về phía Tây của thủ đô Hà Nội, khu Công nghệ cao Hòa Lạc trong tương lai sẽ phát triển trên tổng diện tích 1586 HA và trở thành Khu công nghệ đầu tiên tại Việt Nam. Đây là một trong ba dự án song phương Việt – Nhật quan trọng với kế hoạch phát triển được sự giúp đỡ của Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Khu sẽ phát triển không chỉ như một khu công nghiệp sản xuất đơn thuần mà hướng tới trở thành khu Công nghệ đa chức năng với các phân khu nhà ở, giáo dục hoặc các trung tâm nghiên cứu. Dưới đây là một vài những ghi nhận nhân chuyến viếng thăm khu Công nghệ cao Hòa Lạc. (Yoshioka)

Theo Ngài Matsumoto Tokio, chuyên gia của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro), Cố vấn trưởng ban, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc: Kể từ năm 1998 Việt Nam đã có kể hoạch phát triển dự án khu Công nghệ cao Hòa Lạc tuy nhiên phải cho đến năm 2006 dự án mới được thực sự khởi động. Đó cũng là thời điểm Việt Nam và Nhật Bản ký các thỏa thuận hỗ trợ quan trọng cho khu công nghệ cao Hòa Lạc nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Nhật Bản và chuyến thăm của Cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Việt Nam.

Trong tổng diện tích 1586 HA, Khu vực phát triển chính của Khu sẽ là phân khu công nghiệp công nghệ cao với diện tích 549.5 HA, phân khu nghiên cứu và triển khai (229 HA), phần mềm (76HA) và phân khu giáo dục (108HA). Các khu phục vụ đa chức năng như sân golf, nhà ở, khu vui chơi giải trí cũng đang được thiết kế xây dựng.

Hiện nay, trong khu công nghệ cao có 12 công ty đang hoạt động, trong đó có 2 nhà đầu tư của Nhật Bản mà đại diện là Công ty TNHH Noble – công ty con của Tập đoàn viễn thông Teikoku. Tổng các doanh nghiệp hiện tại đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư là 37 công ty với tổng vốn đầu tư ước đạt hơn 1 tỷ Mỹ kim.

* Khu vực với 23 vạn người sinh sống và làm việc

“Điểm hấp dẫn của Hòa Lạc nằm ở chỗ, Khu không chỉ phát triển như một nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất mà còn hướng tới việc tập trung xây dựng các khu đa chức năng như nhà ở, giáo dục”, chuyên gia Matsumoto nhấn mạnh. Năm 2020 sẽ có khoảng 23 vạn người sinh sống và làm việc và Khu sẽ phát triển như một thành phố vệ tinh của Thủ đô Hà Nội.

Dự kiến sẽ có 3 trường đại học xây dựng trong và xung quanh Khu công nghệ cao, đó sẽ là nơi cung cấp nguồn nhân lực tại địa phương cho Khu và trở thành ưu thế rõ rệt so với các khu công nghiệp đơn thuần khác. Khu Công nghệ cao Sài Gòn hiện tại cũng đang tiến hành xây dựng các khu trung tâm giáo dục nhưng không có các trường Đại học nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Với 3 trường đại học này, Hòa Lạc thực sự sẽ trở thành Thành phố Khoa học trong tương lai.

Hiện tại, trường đại học chuyên về công nghệ thông tin (FPT) đang tiến hành xây dựng khu khuôn viên trường với tổng diện tích mặt bằng 30 HA trong giai đoạn 1 tại phân khu giáo dục đào tạo. Dự kiến đến năm 2015 trường sẽ hoàn thành dự án với quy mô 1 vạn sinh viên theo học.

Ngoài các công trình đang được xây dựng thì dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu kỹ thuật vũ trụ đang được đưa ra thảo luận cũng có thể trở thành một trong những mô hình phát triển các khu công nghệ cao khác có thể xem xét và học tập.

Chế độ thuế quan ưu đãi cũng như chi phí thuê đất rẻ cũng là một trong những điểm hấp dẫn đầu tư của Khu. Khu cũng áp dụng hình thức đặt cọc thanh toán chi phí thuê đất trong 50 năm như các Khu công nghiệp khác. Tuy nhiên chi phí lại rẻ hơn ½ so với các khu công nghiệp Việt Nhật khác. Các chi phí sinh hoạt cũng rẻ hơn rất nhiều so với các khu khác. Hơn nữa, đối với các phân khu ứng dụng và triển khai và giáo dục đào tạo, các doanh nghiệp được miễn chi phí thuê đất nhằm thúc đẩy năng lực phát triển kỹ thuật.

* Cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản:

Tại Việt Nam, rất hiếm có các khu công nghiệp trang bị đầy đủ các cơ sở hạ tầng thiết yếu rồi kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư mà thông thường các Khu công nghiệp sẽ triển khai song song việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư và chuẩn bị mặt cơ sở hạ tầng. Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cũng không phải trường hợp ngoại lê, ngoài khâu chuẩn bị cơ sở hạ tầng căn bản, Khu cũng đã xây dựng xong nhà máy xử lý nước thải số 1 công suất 6000 m3/ngày đêm và nhà máy biến thế số 1 (3x63 MVA).

Theo ban quản lý KCN cao, ngân sách quốc gia đã đầu tư khoảng gần 1500 tỷ Việt Nam đồng cho đầu tư cơ sở hạ tầng như hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý nước thải, giao thông vận tải. Để triển khai chương trình phát triển khu Công nghệ cao Hòa Lạc theo ngân sách quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi sự hỗ trợ bằng nguồn viện trợ phát triển chính thức từ phía các quốc gia như Nhật Bản.

Nếu dự án đường cao tốc Láng – Hòa Lạc đang xây dựng (trong tổng số 10 làn, có 6 làn cao tốc, được hoàn thành vào cuối năm 2010 thì thời gian đi từ trung tâm Hà Nội lên khu có thể rút ngắn ½ thời gian.

Hơn nữa, tháng 10 năm ngoái, Đội Hải quan Hòa Lạc đã được thành lập nhằm tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp hoạt động tại Khu.

* Điểm tập trung các ngành công nghiệp trọng điểm trên toàn quốc:

Nép mình sau màu xanh cây cỏ của Khu công nghệ cao là một sự yên bình và thanh thản. Theo chuyên gia Matsumoto, tại phân khu nghiên cứu và triển khai những công trường mới đang dần dần được triển khai. Các vùng xung quanh khu Công nghệ cao cũng trong giai đoạn đầu chuẩn bị công tác cơ sở hạ tầng.
Chiến lược kinh tế xã hội 10 năm của Thủ tướng Chính phủ đưa ra phương châm chuyển dịch dần dần trọng tâm lĩnh vực từ công nghiệp nặng sang công nghệ cao trong giai đoạn từ 2011 đến 2020 mà việc thành lập các Khu công nghệ cao được kì vọng giúp thúc đẩy nhanh nền kinh tế nước nhà trong tương lai.

Mặc dù Khu công nghệ cao Sài Gòn có vẻ đang phát triển nhanh hơn, tuy nhiên, nếu xúc tiến nhanh công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng và công trình đường cao tốc thì chắc chắn số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghệ cao sẽ tăng nhanh một cách đáng kể.

Các bài viết khác

 

Đường dây nóng Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc:

- Về đầu tư: 0946.626.286
- Các vấn đề khác: 0922.662.266