Sản xuất phần mềm đúng quy trình để được hưởng ưu đãi thuế
Ảnh minh họa |
Theo dự thảo, quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm có thể khác nhau nhưng bao gồm các công đoạn trong số 07 công đoạn sau:
1. Xác định yêu cầu, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: đưa ra hoặc hoàn thiện ý tưởng; khảo sát, làm rõ yêu cầu của khách hàng; phân tích nghiệp vụ; thu thập, xây dựng yêu cầu; tư vấn điều chỉnh quy trình; thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu.
2. Phân tích và thiết kế, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: đặc tả yêu cầu; thiết lập bài toán phát triển; mô hình hóa dữ liệu; mô hình hóa chức năng; mô hình hóa luồng thông tin; xác định giải pháp phần mềm; thiết kế hệ thống phần mềm; thiết kế các đơn vị, mô đun phần mềm; thiết kế bảo mật, an toàn thông tin mạng cho phần mềm; thiết kế giao diện trải nghiệm khách hàng.
3. Lập trình, viết mã lệnh, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: viết chương trình phần mềm; lập trình các đơn vị, mô đun phần mềm; chỉnh sửa, tùy biến, tinh chỉnh phần mềm; tích hợp các đơn vị phần mềm; tích hợp hệ thống phần mềm.
4. Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: xây dựng các kịch bản kiểm tra, thử nghiệm các đơn vị, mô đun phần mềm; thử nghiệm phần mềm; kiểm thử hệ thống phần mềm; kiểm thử chức năng phần mềm; thẩm định chất lượng phần mềm; đánh giá khả năng gây lỗi; kiểm thử bảo mật, an toàn thông tin mạng cho phần mềm; xác định thỏa mãn yêu cầu khách hàng; nghiệm thu phần mềm.
5. Hoàn thiện, đóng gói phần mềm, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: xây dựng tài liệu mô tả phần mềm, tài liệu hướng dẫn cài đặt (trong trường hợp chuyển giao sản phẩm trọn gói), tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm (cho người sử dụng hoặc người thuê dịch vụ); đóng gói phần mềm; đăng ký mẫu mã; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
6. Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành phần mềm, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: chuyển giao; hướng dẫn cài đặt phần mềm; triển khai cài đặt phần mềm; đào tạo, hướng dẫn (người sử dụng hoặc người thuê dịch vụ); kiểm tra phần mềm sau khi bàn giao hoặc phần mềm trên hệ thống cung cấp dịch vụ; sửa lỗi phần mềm sau bàn giao hoặc phần mềm trên hệ thống cung cấp dịch vụ; hỗ trợ sau bàn giao hoặc bảo hành phần mềm trong quá trình cho thuê dịch vụ; bảo trì phần mềm (trên hệ thống của khách hàng hoặc trên hệ thống cung cấp dịch vụ).
7. Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: tiếp thị, quảng bá, bán, cho thuê, phân phối; phát hành sản phẩm phần mềm tự sản xuất.
Dự thảo nêu rõ, hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình khi bao gồm ít nhất một trong hai công đoạn quy định tại các khoản 1 và 2 nêu trên.
Tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại Thông tư này có trách nhiệm: Gửi công văn xin ưu đãi thuế cho hoạt động sản xuất phần mềm đến cơ quan thuế và Bộ Thông tin và Truyền thông. Khi được ưu đãi thuế, gửi thông tin về tên sản phẩm phần mềm, các công đoạn sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế và mức thuế được khấu trừ về Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp.
Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Nguồn: www.chinhphu.vn
Các bài viết khác
- • Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc: Đánh giá kết quả công tác năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020
- • Đề nghị sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường
- • Việt Nam có trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới
- • Thư mời tham dự Hội thảo “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, hướng đi của các Tập đoàn”
- • Mô hình ĐH Việt-Pháp góp phần thúc đẩy tự chủ ĐH
- • Đề xuất mới về khai thuế, tính thuế
- • Trường ĐH FPT Hà Nội đạt chuẩn quốc tế ACBSP ngành Quản trị Kinh doanh
- • Đề xuất vay hơn 4.000 tỷ đồng xây trường Đại học để đào tạo “tinh hoa”
- • Hợp tác song phương toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc
- • Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Bộ KH&CN và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất