Nhật Bản sắp phóng vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam
Một tàu vận tải của Nhật Bản sẽ vào vũ trụ vào tháng tới mang theo vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
Những bước kiểm tra vệ tinh cuối cùng tại Trung tâm Vũ trụ Tsukuba, Nhật Bản
trước khi bàn giao vệ tinh PicoDragon cho JAXA. Ảnh: VNSC
Vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon có kích thước 10x10x11,35 cm với khối lượng khoảng 1 kg. Đây là sản phẩm được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư, nghiên cứu viên trẻ của Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Theo thông báo của VNSC, nhiệm vụ của PicoDragon là chụp ảnh trái đất, đo đạc một số thông số vệ tinh, môi trường vũ trụ nhờ các cảm biến gắn trên vệ tinh, và thử nghiệm thông tin liên lạc với mặt đất.
Mục tiêu của dự án là thúc đẩy phát triển ngành công nghệ vũ trụ, đào tạo nhân lực cho nghiên cứu và phát triển vệ tinh của Việt Nam. Các bước trong quá trình phát triển vệ tinh gồm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm. Thêm vào đó, VNSC hợp tác với Đại học Tokyo và JAXA trong việc thực hiện thêm một số thử nghiệm môi trường vũ trụ trước khi đưa vệ tinh vào vũ trụ.
Vệ tinh PicoDragon được đặt trong bộ phận đẩy của tên lửa phóng. Ảnh: JAXA
Dự kiến, PicoDragon lên ISS ngày 4/8/2013 bằng tàu vận tải Kounotori4 (HTV4) cùng với ba vệ tinh siêu nhỏ khác của Mỹ. Sau đó, các vệ tinh này sẽ ở lại ISS khoảng hai đến ba tháng trước khi ra ngoài không gian.
Nguồn: vnexpress.net
Các bài viết khác
- • 20 sinh viên FPT đầu quân về Samsung Việt Nam
- • Đoàn công tác của METI-Kansai thăm và làm việc tại Khu CNC Hòa Lạc
- • Những người đầu tiên làm việc tại F-Ville
- • JICA cam kết đồng hành cùng giáo dục Việt Nam
- • Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới thăm và làm việc tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc
- • Triển khai các quy định mới về thuế TNDN và thuế GTGT
- • Thu xếp vốn GPMB dự án ĐHKHCN Hà Nội
- • Thúc đẩy hợp tác KH&CN Việt Nam - Nhật Bản để tương xứng với tiềm năng giữa hai nước
- • Sẽ xây dựng một trường đại học Việt- Nhật tại Khu CNC Hòa Lạc
- • Việt Nam - Nhật Bản: Những “dấu ấn” khoa học công nghệ