Sớm khởi động các dự án theo Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản

23:10 - 02/05/2017

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Ủy ban Điều phối Việt - Nhật về ba dự án hạ tầng qui mô lớn, gồm: đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường bộ cao tốc Bắc - Nam và Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Xung quanh vấn đề này, Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Nguyễn Xuân Tiến - vụ phó Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch -đầu tư). Ông Tiến cho biết:

- Với dự án phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc, hiện nay Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đang hỗ trợ kỹ thuật để giúp cập nhật và hoàn thiện qui hoạch tổng thể, đặc biệt tập trung vào các dự án cho các khu vực đã được xác định trong qui hoạch tổng thể do JICA lập trước đây.

Trước mắt, để phục vụ việc phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Chính phủ VN đã đề nghị Chính phủ Nhật Bản tài trợ việc xây dựng đoạn đường nối từ đầu đường cao tốc Láng - Hòa Lạc đến cầu Thanh Trì (thuộc đường vành đai 3). Đoạn đường này sẽ phát huy tác dụng của cầu Thanh Trì cũng như tạo điều kiện lưu thông thuận lợi vật tư hàng hóa từ Khu công nghệ cao Hòa Lạc tới quốc lộ 1, 5, 10, 18, cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân. Đây là bước khởi đầu xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Và cuối cùng là dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam, JICA cũng đang cập nhật chiến lược phát triển giao thông VN đến năm 2020 sẽ bao gồm cả việc xây dựng

tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Dự kiến báo cáo cuối kỳ sẽ được hoàn thành tháng 10-2009. Sắp tới phía Nhật Bản sẽ có kế hoạch giúp đào tạo kỹ sư và cán bộ VN trong lĩnh vực xây dựng và quản lý đường sắt cao tốc.

* Việc tài trợ ba dự án trên với phía Nhật Bản vẫn theo qui trình cung cấp viện trợ phát triển (ODA) thông thường, như vậy thời gian triển khai dự án có thể sẽ bị kéo dài, thưa ông?

 

Chính phủ Nhật Bản đã cam kết tiếp tục hỗ trợ VN phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ba dự án qui mô lớn. Theo tính toán ban đầu, với dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam từ Hà Nội đến Cần Thơ dài khoảng 1.900km, tùy theo từng vùng sẽ được xây dựng 4-6 làn xe; đường sắt cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM dài khoảng 1.700km, với khổ đường 1,435m; Khu công nghệ cao Hòa Lạc được qui hoạch trên diện tích 1.700ha. Đây là những dự án rất lớn, có qui mô vốn đầu tư lên đến hàng chục tỉ USD.

- Như tôi đã nói, ba dự án đều sẽ được triển khai trên cơ sở qui hoạch tổng thể. Việc xây dựng qui hoạch tổng thể sẽ xác định qui mô, dự toán và nguồn vốn được huy động cho từng dự án. Đặc biệt, do số vốn đầu tư của mỗi dự án rất lớn nên nguồn vốn sử dụng sẽ đa dạng, không chỉ là vốn ODA của Nhật Bản mà còn là nguồn vốn từ các nhà tài trợ khác như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, các nguồn đầu tư tư nhân...

Qua các buổi làm việc giữa VN và Nhật Bản mới đây có thể khẳng định cả ba dự án trên sẽ được triển khai ngay trong năm 2007 với mức độ khác nhau. Cụ thể, đối với dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam sẽ coi việc Nhật Bản tài trợ trong tài khóa năm 2007 cho đoạn đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây như là bước triển khai đầu tiên cho dự án lớn.

Tương tự, việc Nhật Bản cam kết tài trợ trong tài khóa 2007 cho đoạn đường nối từ ngã ba Láng - Hòa Lạc đến cầu Thanh Trì sẽ là bước khởi đầu cho dự án phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ngoài ra, việc xem xét để đưa các dự án ưu tiên trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc vào tài khóa 2007, 2008 sẽ được tiến hành ngay trong cuối năm 2007.

* Với dự án phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc, ngoài việc giúp VN đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Chính phủ Nhật Bản cũng cam kết sẽ vận động kêu gọi các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghệ cao của Nhật Bản đầu tư vào đây. Cụ thể việc triển khai này như thế nào, thưa ông?

- Dự kiến tháng 10-2007 sẽ hoàn thành qui hoạch Khu công nghệ cao Hòa Lạc. VN sẽ phối hợp với Nhật Bản để kêu gọi đầu tư lớn vào đây. Hiện nay, suất đầu tư trung bình ở khu vực này là 3 triệu USD/ha, sau khi đầu tư cho hạ tầng cơ sở dự kiến suất đầu tư cho khu công nghệ cao sẽ lên khoảng 30-40 triệu USD/ha. Như vậy, khả năng thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ lên đến 3-4 tỉ USD. Hiện một số tập đoàn lớn của Nhật Bản cũng đã có bước khảo sát và bày tỏ ý định đầu tư vào đây như Tập đoàn Panasonic, Mitsui Bussan, Mitsubishi, Sumitomo...

(Tuổi trẻ Online)

Các bài viết khác

 

Đường dây nóng Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc:

- Về đầu tư: 0946.626.286
- Các vấn đề khác: 0922.662.266