Hồ sơ, thủ tục xác nhận hàng hóa sử dụng cho ươm tạo công nghệ
Ảnh minh họa |
Trong đó, hồ sơ đề nghị xác nhận hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ gồm:
1- Văn bản đề nghị xác nhận.
2- Thuyết minh về hàng hóa thuộc Danh mục hoặc đáp ứng tiêu chí theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoặc đổi mới công nghệ.
3- Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng ủy thác (bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc các tài liệu khác liên quan để xác định giao dịch mua bán, nhập khẩu.
4- Ngoài các tài liệu trên, tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nộp các giấy tờ sau:
- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu): Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).
- Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ (đối với trường hợp đề nghị xác nhận hàng hóa là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ).
- Danh mục máy móc, thiết bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc dự án đầu tư đổi mới công nghệ (đối với trường hợp đề nghị xác nhận hàng hóa là máy móc, thiết bị chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho đổi mới công nghệ).
Quyết định cũng quy định cụ thể trình tự, thủ tục xác nhận hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Theo đó, tổ chức, cá nhân lập 1 bộ hồ sơ theo quy định nêu trên gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về UBND tỉnh, thành phố nơi có dự án, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoặc về bộ chủ quản dự án, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ (trong trường hợp có bộ chủ quản).
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu hồ sơ không hợp lệ, cần bổ sung hoặc sửa đổi.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ danh mục hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; trường hợp từ chối xác nhận phải có văn bản nêu rõ lý do. Cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân về việc gia hạn thời gian trả lời trong trường hợp phải thẩm tra hồ sơ theo quy định.
Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền tổ chức hội đồng để thẩm tra hồ sơ trước khi có văn bản trả lời. Thời gian thẩm tra và trả lời không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối xác nhận phải có văn bản nêu rõ lý do.
Các bài viết khác
- • Phân luồng trong cấp GCN xuất xứ hàng hóa ưu đãi
- • Khu CNC Hòa Lạc: Thăm và tặng quà thương, bệnh binh, gia đình chính sách
- • Các khu công nghệ cao phải là nơi sáng tạo, lan toả công nghệ
- • CMCN 4.0 vẫn đang diễn ra và không ai có thể đứng ngoài cuộc
- • Thị trường điện toán đám mây sẽ bùng nổ trong 2-3 năm tới
- • Bộ trưởng Chu Ngọc Anh: Cuộc CMCN 4.0 tác động ngày càng rõ nét tới kinh tế - xã hội Việt Nam
- • Robot Sophia: Việt Nam sẽ là một hình mẫu cho thế giới
- • Việt Nam tiếp tục tăng hạng trong xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu
- • Bộ KH&CN đứng thứ 2/19 Bộ, ngành về ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử
- • Tổ chức triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 tại Hà Nội