FDI 7 tháng tăng hơn 5,8%
Tính chung trong 7 tháng năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần là 21,93 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2016.
Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 10,83 tỷ USD, chiếm gần một nửa (49,4%) tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,25 tỷ USD, chiếm 23,98% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực khai khoáng với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,28 tỷ USD, chiếm 5,86% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo đối tác đầu tư, Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 5,62 tỷ USD, chiếm 25,63% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,46 tỷ USD, chiếm 24,92% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,8 tỷ USD, chiếm 17,3% tổng vốn đầu tư.
Với dự án điện hơn 2,7 tỷ USD, Thanh Hoá là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 3,06 tỷ USD, chiếm 13,9% tổng vốn đầu tư. Bắc Ninh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 2,95 tỷ USD, chiếm 13,48% tổng vốn đầu tư. Nam Định đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 2,2 tỷ USD chiếm 10% tổng vốn đầu tư.
Khu vực doanh nghiệp FDI đầu tư nước ngoài vẫn là động lực chính đóng góp vào xuất khẩu. Cụ thể, trong 7 tháng năm 2017, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 83,05 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 72% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 81,26 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 70,53% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 71,35 tỷ USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 60,3% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 7 tháng năm 2017, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 11,69 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 9,9 tỷ USD không kể dầu thô.
Một số dự án “tỷ đô” được cấp phép trong nửa đầu năm gồm: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tổng vốn đầu tư 2,793 tỷ USD do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Thanh Hóa với mục tiêu thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất (thuần) khoảng 1.200 MW. Dự án SamSung Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD tại Bắc Ninh. Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1, tổng vốn đầu tư 2,07 tỷ USD do nhà đầu tư Singapore đầu tư với mục tiêu thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất thuần khoảng 1.109,4 MW. Dự án đường ống dẫn khí lô B – Ô Môn, cấp phép ngày 20/4/2017, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,27 tỷ USD do nhà đầu tư Nhật Bản liên doanh với PVN và PVGAS Việt Nam đầu tư với mục tiêu xây dựng, vận hành đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn tại Kiên Giang…
Nguồn: chinhphu.vn
Các bài viết khác
- • Viettel tiếp sức khởi nghiệp
- • Thăm và tặng quà Thương, bệnh binh, gia đình chính sách nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sỹ
- • Siemens hỗ trợ Việt Nam "nhấn ga" trên con đường tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- • Giáo dục 4.0: Xu hướng tất yếu của giáo dục đại học tương lai
- • Tập huấn công tác chuyên môn, nghiệp vụ năm 2017
- • Làm chủ công nghệ vũ trụ phục vụ phát triển đất nước
- • Lễ bế mạc Hội trại Khoa học Odyssey ASEAN + 3 cho Thiếu niên lần thứ 6 (APTJSO-6)
- • Khai mạc Hội trại khoa học Odyssey ASEAN+3 cho Thiếu niên lần thứ 6
- • Thu hút FDI tăng 50%: Thay đổi chất và lượng
- • Khu CNC Hòa Lạc hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc