Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020
Ngày 19/4, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 (Chiến lược), trong đó phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 là 55%, tỷ lệ này vào năm 2020 là 70%.
Một trong những mục tiêu cụ thể của Chiến lược là nhân lực Việt Nam có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo được thế chủ động trong môi trường sống và làm việc.
Đến năm 2020, phấn đấu chiều cao trung bình của thanh niên từ 1,65m trở lên; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi phải ít hơn 5%.
Ngoài ra, sẽ xây dựng một số cơ sở đào tạo bậc đại học và dạy nghề đạt trình độ quốc tế để cung cấp nhân lực trình độ cao cho hệ thống giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đến 2020, số trường đại học xuất sắc đạt trình độ quốc tế từ 4 trường trở lên.
Trao quyền tự chủ trong quản lý, sử dụng nhân lực
Giải pháp của Chiến lược đưa ra là cần đổi mới chính sách sử dụng nhân lực, trong đó thực hiện việc tách bạch, phân biệt rõ những khác biệt trong quản lý, sử dụng nhân lực giữa cơ quan hành chính nhà nước (cán bộ, công chức nhà nước) và các đơn vị sự nghiệp công lập (viên chức). Trên cơ sở đó, đẩy mạnh quá trình trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị, tổ chức sự nghiệp công lập trong quản lý, sử dụng nhân lực.
Bên cạnh đó, xây dựng quy chế (cơ chế và chính sách) giao nhiệm vụ theo các hình thức khoán, đấu thầu, hợp đồng trách nhiệm, thi tuyển... gắn với đãi ngộ dựa trên kết quả cuối cùng để khuyến khích phát huy sáng kiến, sáng tạo và khích lệ lòng tự tôn dân tộc, tôn vinh người tài và người có nhiều đóng góp cho đất nước.
Đồng thời, xây dựng quy chế (tiêu chuẩn và quy trình) đánh giá nhân lực dựa trên cơ cở năng lực thực tế, kết quả, hiệu suất, năng suất lao động thực tế và đãi ngộ tương xứng với trình độ năng lực và kết quả công việc. Khắc phục tâm lý, hiện tượng quá coi trọng và đề cao "Bằng cấp" một cách hình thức trong tuyển dụng và đánh giá nhân lực.
Nguồn: chinhphu.vn
Các bài viết khác
- • KANSAI ECONOMIC FEDERATION VISITS HOA LAC HI-TECH PARK
- • ĐOÀN HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP VÙNG KANSAI ĐẾN THĂM KHU CÔNG NGHỆ CAO HOÀ LẠC
- • CONTRACT SIGNING CEREMONY FOR THE PACKAGE OF ENGINEERING SERVICES – PHASE I, HOA LAC HI-TECH PARK INFRASTRUCTURE DEVELOPMENT PROJECT.
- • Lễ ký kết hợp đồng gói thầu dịch vụ tư vấn dịch vụ giai đoạn I Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Hoà Lạc
- • Trao Giấy CNĐT cho nhà đầu tư Nhật Bản
- • Nissan Techno khởi động dự án tại Khu CNC Hòa Lạc
- • Việt Nam - điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư Singapore
- • FDI tăng vọt sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO
- • New trends in FDI inflow
- • Đánh giá của quốc tế: Kinh tế VN tăng trưởng chậm lại chỉ là tạm thời