Chế tạo thành công thiết bị điện tử tự phá hủy
Các linh kiện của thiết bị điện tử bỏ đi thường phải chôn lấp, sẽ được tái chế hoặc phá hủy hoàn toàn.
Ảnh minh họa |
Mở rộng nghiên cứu trước đây về các thiết bị điện tử hòa tan trong nước vào cuối vòng đời của chúng, các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Illinois (Mỹ) đã chế tạo được loại thiết bị điện tử “nhất thời” tự phá hủy khi tiếp xúc với nhiệt. Như vậy, các linh kiện của thiết bị điện tử bỏ đi thường phải chôn lấp, sẽ được tái chế hoặc phá hủy hoàn toàn.
Các thiết bị điện tử trước đây hòa tan trong nước sau một thời gian xác định phụ thuộc vào độ dày của lớp vỏ bảo vệ bao bọc thiết bị. Tuy nhiên, hiện nay, việc sử dụng nhiệt làm tác nhân kích thích đã cho phép chế tạo các thiết bị điện tử có khả năng tự phá hủy theo yêu cầu.
Công nghệ mới liên quan đến mạch magiê in trên vật liệu mỏng và dẻo. Các giọt axit nhỏ có nồng độ thấp mắc kẹt trong chất sáp phủ lên thiết bị. Khi tiếp xúc với nhiệt, chất sáp tan chảy và giải phóng axit hòa tan toàn bộ thiết bị. Các nhà nghiên cứu cũng có thể chế tạo thiết bị được điều khiển từ xa để tự phá hủy bằng cách gắn vào máy thu tần số vô tuyến và ống xoắn nhiệt cảm ứng. Trong phản ứng với tín hiệu vô tuyến, ống xoắn nhiệt nóng lên và làm chảy sáp dẫn đến sự phá hủy của thiết bị.
Tương tự như các thiết bị hòa tan trong nước, thời gian để các thiết bị kích ứng nhiệt phân rã có thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh độ dày của sáp, nồng độ axit và nhiệt độ. Các nhà nghiên cứu cho biết có thể chế tạo thiết bị hòa tan trong vòng ít nhất 20 giây hoặc lên đến vài phút sau khi kích ứng nhiệt.
Việc bao phủ các linh kiện bằng sáp có nhiệt độ tan chảy khác nhau có thể cho ra đời các thiết bị phân hủy theo một loạt các bước xác định. Điều này cho phép kiểm soát thời gian hoạt động của các linh kiện cụ thể, cung cấp cho các thiết bị khả năng cảm biến và phản ứng với các điều kiện môi trường của thiết bị.
Các thiết bị điện tử trước đây hòa tan trong nước sau một thời gian xác định phụ thuộc vào độ dày của lớp vỏ bảo vệ bao bọc thiết bị. Tuy nhiên, hiện nay, việc sử dụng nhiệt làm tác nhân kích thích đã cho phép chế tạo các thiết bị điện tử có khả năng tự phá hủy theo yêu cầu.
Công nghệ mới liên quan đến mạch magiê in trên vật liệu mỏng và dẻo. Các giọt axit nhỏ có nồng độ thấp mắc kẹt trong chất sáp phủ lên thiết bị. Khi tiếp xúc với nhiệt, chất sáp tan chảy và giải phóng axit hòa tan toàn bộ thiết bị. Các nhà nghiên cứu cũng có thể chế tạo thiết bị được điều khiển từ xa để tự phá hủy bằng cách gắn vào máy thu tần số vô tuyến và ống xoắn nhiệt cảm ứng. Trong phản ứng với tín hiệu vô tuyến, ống xoắn nhiệt nóng lên và làm chảy sáp dẫn đến sự phá hủy của thiết bị.
Tương tự như các thiết bị hòa tan trong nước, thời gian để các thiết bị kích ứng nhiệt phân rã có thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh độ dày của sáp, nồng độ axit và nhiệt độ. Các nhà nghiên cứu cho biết có thể chế tạo thiết bị hòa tan trong vòng ít nhất 20 giây hoặc lên đến vài phút sau khi kích ứng nhiệt.
Việc bao phủ các linh kiện bằng sáp có nhiệt độ tan chảy khác nhau có thể cho ra đời các thiết bị phân hủy theo một loạt các bước xác định. Điều này cho phép kiểm soát thời gian hoạt động của các linh kiện cụ thể, cung cấp cho các thiết bị khả năng cảm biến và phản ứng với các điều kiện môi trường của thiết bị.
Nguồn: Chinhphu.vn
Các bài viết khác
- • Ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng trong Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
- • Hơn 900 doanh nghiệp thực hiện Cơ chế một cửa
- • Giải ngân gần 5 tỷ USD vốn FDI trong 5 tháng
- • Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- • Mời tham dự Hội thảo giao thương tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
- • Chủ tịch Khu CNC Chungbuk thăm Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
- • Thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam- Hàn Quốc
- • Tiếp tục ủy quyền nội dung quản lý nhà nước về lao động
- • Hơn 60 trường đại học Nhật Bản thăm ĐH FPT
- • Đoàn cán bộ lãnh đạo cấp Vụ, cán bộ quy hoạch lãnh đạo cấp Vụ của Lào đến thăm Khu CNC Hòa Lạc