Bộ KH&ĐT đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung 4 luật
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu.
Hoàn thiện quy định về nội dung, kế hoạch thực hiện và điều chỉnh quy hoạch bảo đảm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự án Luật này sửa đổi, bổ sung một số quy định của 4 luật hiện hành, gồm: 1. Luật Quy hoạch; 2. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; 3. Luật Đầu tư; 4. Luật Đấu thầu.
Mục đích của việc xây dựng dự án Luật này nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc cấp thiết trong thực tiễn triển khai liên quan đến công tác quy hoạch, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và hoạt động đấu thầu.
Đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.
Đề xuất 8 chính sách
Dự thảo đề xuất các chính sách gồm:
Chính sách 1: Hoàn thiện các quy định về hệ thống quy hoạch quốc gia, mối quan hệ giữa các loại quy hoạch và kinh phí cho hoạt động quy hoạch để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của pháp luật về quy hoạch.
Chính sách 2: Hoàn thiện quy định về nội dung, kế hoạch thực hiện và điều chỉnh quy hoạch bảo đảm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương.
Chính sách 3: Tiếp tục tăng cường phân cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư cho UBND cấp tỉnh đối với dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất; dự án đầu tư xây dựng mới; bến cảng; khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở xuống thuộc cảng biển đặc biệt.
Chính sách 4: Xử lý một số vướng mắc phát sinh từ thực tiễn liên quan đến thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với quy hoạch đô thị và chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
Chính sách 5: Mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực, hình thức, phương thức thực hiện dự án PPP, hoàn thiện cơ chế tài chính đối với dự án PPP nhằm tối đa hóa nguồn lực từ khu vực tư nhân, bảo đảm phát huy vai trò dẫn dắt của đầu tư công.
Chính sách 6: Đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với dự án PPP, tạo thuận lợi cho công tác chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Chính sách 7: Xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án BOT, BT chuyển tiếp.
Chính sách 8: Xử lý một số vướng mắc phát sinh từ thực tiễn liên quan đến quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động đấu thầu và tăng cường phân cấp trong việc quyết định các nội dung về đấu thầu.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Nguồn: www.chinhphu.vn
Các bài viết khác
- • Người Việt Nam ở nước ngoài đánh giá cao sự phát triển công nghệ tại quê hương
- • Phát triển trí tuệ nhân tạo phải lấy lợi ích quốc gia, người dân làm trung tâm
- • Tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây
- • Hoàn thiện hệ thống pháp lý về xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam
- • Đề xuất quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- • Hội nghị về trí tuệ nhân tạo tạo sinh lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
- • Tạo thuận lợi hơn cho công tác tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
- • Đề xuất chế độ báo cáo thống kê ngành Kế hoạch và Đầu tư
- • Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
- • Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2024