Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 tháng năm 2017
Trong 4 tháng năm 2017, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 44,05 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 71,82% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 43,12 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2016 và chiếm 70,29% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 38,29 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 59,77% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 4 tháng năm 2017, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 5,75 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 4,82 tỷ USD không kể dầu thô.
Tính đến ngày 20/4/2017, cả nước có 734 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 4,88 tỷ USD, bằng 96% so với cùng kỳ năm 2016; Có 345 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,36 tỷ USD, tăng 241,8 % so với cùng kỳ và 1687 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 1,35 tỷ USD, tăng 106,8% so với cùng kỳ 2016.
Theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 7,36 tỷ USD, chiếm 69,53% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực khai khoáng đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 1,28 tỷ USD, chiếm 12% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 546,68 triệu USD, chiếm 5,16% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo đối tác đầu tư, có 83 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 4,05 tỷ USD, chiếm 38,25% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,85 tỷ USD, chiếm 17,54% tổng vốn đầu tư. Xinh-ga-po đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,1 tỷ USD, chiếm 10,43% tổng vốn đầu tư.
Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh thành phố, trong đó Bắc Ninh là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký là 2,7 tỷ USD, chiếm 25,51% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký là 1,53 tỷ USD, chiếm 14,48% tổng vốn đầu tư. Kiên Giang đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký gần 1,28 tỷ USD chiếm 8,77% tổng vốn đầu tư.
Nguồn: mpi.gov.vn
Các bài viết khác
- • VINASME, SPG làm việc với Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc
- • Tạo động lực mới, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực phát triển KH&CN của Tp. Hồ Chí Minh
- • Nhật thúc đẩy dự án đường sắt đô thị Hà Nội bị đình trệ
- • FPT Sofware tìm 1.000 kỹ sư cho mảng công nghệ ô tô
- • Cách mạng công nghiệp 4.0: Khó nhưng không phải không thể
- • Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến: Tháng 10, FPT sẽ giới thiệu xe tự lái
- • Sứ mệnh của CNTT trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- • Tập đoàn Viettel: Tư duy và cách tiếp cận phát triển thông qua KH&CN
- • KOICA đồng hành cùng dự án V-KIST
- • Cần thêm những cơ chế đặc thù để Hà Nội phát triển