Cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 đang thay đổi Việt Nam như thế nào?
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dự báo sẽ là một xu thế lớn có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia, từng khu vực, và toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tác động mạnh mẽ, toàn diện trên các khía cạnh chủ yếu của nền kinh tế mỗi quốc gia như về cấu trúc, trình độ phát triển, tốc độ tăng trưởng, mô hình kinh doanh, thị trường lao động…
Gọi xe taxi, đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, thanh toán trực tuyến, những tiện ích của Internet ngày hôm nay, sau 10 năm tới có thể sẽ trở thành lạc hậu. Uber là công ty taxi lớn nhất thế giới cho dù không có 1 chiếc xe nào. Airbnb là công ty khách sạn lớn nhất thế giới dù không có nổi 1 phòng khách sạn. Tất cả mới chỉ là những biểu hiện đầu tiên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Có lẽ nhiều người trong chúng ta không thể hình dung, trong 10 năm tới, 10% dân số sẽ mặc quần áo kết nối với internet, mắt kính cũng online. Điện thoại thông minh sẽ trở thành vật bất ly thân, tất cả những dịch vụ nếu không gắn được với điện thoại sẽ đều bị loại bỏ. Thậm chí, chỉ cần giơ điện thoại lên quét võng mạc, tất cả bệnh tật của bạn sẽ hiển thị lên hết màn hình điện thoại.
Hay như 10 năm nữa, 10% xe chạy trên đường ở Mỹ sẽ là xe không người lái. Và gần hơn, dự kiến, Nhật Bản sẽ đón các đoàn khách dự Olympic 2020 bằng xe không người lái sử dụng năng lượng mặt trời.
Trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ông Lê Thanh Tâm, TGĐ tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG Asean cho biết, hiện tại ở Việt Nam có thể thấy sự thay đổi có thể nhìn thấy rõ rệt nhất là sự xuống cấp của báo giấy, truyền hình, 87% sinh viên không có thói quen sử dụng tivi và một số công ty hiện nay không còn lắp đặt các thiết bị như máy điện thoại bàn, máy fax, không có cap internet, không có tiếp tân,...
"Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều thách thức, bởi nền kinh tế Việt Nam cũng giống một số nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nền sản xuất còn cho năng suất thấp, áp dụng khoa học công nghệ rất hạn chế, không có những tập đoàn, công ty thuộc top hàng đầu thế giới,.. Vậy nên Việt Nam không còn cách nào khác là nỗ lực tiếp nhận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này nhằm thay đổi đất nước", ông Lê Thanh Tâm chia sẻ.
Công nghệ đang và sẽ tiếp tục làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và hưởng thụ. Những gì đúng ngày hôm nay, ngày mai sẽ không còn tồn tại nữa. Cuộc cách mạng này mạnh đến mức, người ta đã tiên đoán, tất cả các mô hình kinh doanh nằm ngoài cuộc cách mạng này sẽ thất bại. Chính vì vậy mà đã đến lúc người dân Việt Nam cần phải có những nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn để tiếp đón cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Các bài viết khác
- • Hỗ trợ kết nối với mạng lưới khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của Thụy Điển
- • Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ cao Nhật Bản tại Việt Nam
- • Thủ tướng mong muốn VNPT sẽ trở thành một Tập đoàn công nghệ cao
- • VNPT Technology đón Bộ trưởng Bộ Viễn thông và Công nghệ thông tin Angola
- • Công nghệ thông tin tương lai của Việt Nam - bài học từ Ấn Độ
- • Thương hiệu Viettel được định giá gần 2,7 tỷ USD
- • Hà Nội kêu gọi Nhật Bản xúc tiến, đầu tư mạnh mẽ hơn
- • Viettel mang nhiều sản phẩm đi ‘thi thố’ tại Hội nghị di động thế giới
- • Khu công nghệ cao Hòa Lạc vào chặng tăng tốc
- • Mở rộng Quốc lộ 21 đoạn Sơn Tây-Hòa Lạc-Xuân Mai