Chủ tịch UBND thành phố: GPMB Khu CNC Hòa Lạc theo thứ tự ưu tiên
Sáng 11-4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung dẫn đầu Đoàn công tác của UBND thành phố làm việc với huyện Thạch Thất về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, 3 tháng đầu năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng cuối năm 2018.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khảo sát thực địa công tác giải phóng mặt bằng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. |
Giải phóng mặt bằng Khu công nghệ cao Hòa Lạc theo thứ tự ưu tiên
Trước đó, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã đi kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng tại xã Thạch Hòa (huyện Thạch Thất) phục vụ phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc, quốc lộ 21A. Khu vực cần giải phóng mặt bằng có diện tích hơn 200ha, liên quan đến nơi sinh sống của hơn 100 hộ gia đình. Lãnh đạo địa phương đã báo cáo với Chủ tịch UBND thành phố những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng về hồ sơ đất, kinh phí, cơ chế chính sách, công tác tái định cư...
Chủ tịch UBND thành phố đề nghị địa phương và các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, báo cáo lịch sử hồ sơ sử dụng đất của từng hộ gia đình để có phương án giải phóng mặt bằng hợp lý. Trước hết, đối với những diện tích liên quan đến các dự án trọng điểm của nhà đầu tư NIDEC, Đại học Việt Nhật đã có kinh phí bồi thường, huyện cần vận động nhân dân nhận tiền, giao đất cho nhà đầu tư, đồng thời tiến hành các thủ tục cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật nếu cần. Đối với diện tích Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Hà Nội cân đối, ứng kinh phí giải phóng mặt bằng, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu, huyện phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, các ngành chức năng của thành phố căn cứ quy hoạch, xác định, tính toán phương án phù hợp, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên giải phóng mặt bằng, báo cáo UBND thành phố để trình HĐND bố trí nguồn vốn thực hiện...
Tại buổi làm việc, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Trần Đức Nguyên cho biết, năm 2017 kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Tổng giá trị sản xuất năm 2017 đạt hơn 16.500 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2016; quý I-2018 đạt hơn 4.600 tỷ đồng, bằng 24,3% kế hoạch năm và tăng 15,2% so với cùng kỳ 2017. Huyện đã quan tâm phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hiệu quả, bền vững. Công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, môi trường được tăng cường, đi vào nền nếp.
Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm, có thêm 6 xã đạt chuẩn trong năm 2017, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện lên 21 xã. Nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội được quan tâm, có nhiều chuyển biến tiến bộ. 100% giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của huyện đạt chuẩn. Công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa được bảo đảm. Thời gian qua, công tác quốc phòng, an ninh trên địa bàn Thạch Thất được giữ vững, không xảy ra vụ việc phức tạp, điểm nóng an ninh trật tự...
Bên cạnh đó, huyện Thạch Thất còn một số tồn tại, hạn chế: Việc giải quyết tồn tại, vướng mắc và giao đất cho nhân dân tại các cụm công nghiệp, làng nghề, các dự án đất dịch vụ còn chậm; vệ sinh môi trường một số nơi chưa tốt; tiến độ thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất chậm; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang ở một số địa phương còn hạn chế. Ngoài ra, tình hình an ninh nông thôn của huyện còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp; nguy cơ xảy ra cháy nổ ở các xã làng nghề cao...
Trước đó, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã đi kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng tại xã Thạch Hòa (huyện Thạch Thất) phục vụ phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc, quốc lộ 21A. Khu vực cần giải phóng mặt bằng có diện tích hơn 200ha, liên quan đến nơi sinh sống của hơn 100 hộ gia đình. Lãnh đạo địa phương đã báo cáo với Chủ tịch UBND thành phố những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng về hồ sơ đất, kinh phí, cơ chế chính sách, công tác tái định cư...
Chủ tịch UBND thành phố đề nghị địa phương và các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, báo cáo lịch sử hồ sơ sử dụng đất của từng hộ gia đình để có phương án giải phóng mặt bằng hợp lý. Trước hết, đối với những diện tích liên quan đến các dự án trọng điểm của nhà đầu tư NIDEC, Đại học Việt Nhật đã có kinh phí bồi thường, huyện cần vận động nhân dân nhận tiền, giao đất cho nhà đầu tư, đồng thời tiến hành các thủ tục cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật nếu cần. Đối với diện tích Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Hà Nội cân đối, ứng kinh phí giải phóng mặt bằng, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu, huyện phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, các ngành chức năng của thành phố căn cứ quy hoạch, xác định, tính toán phương án phù hợp, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên giải phóng mặt bằng, báo cáo UBND thành phố để trình HĐND bố trí nguồn vốn thực hiện...
Tại buổi làm việc, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Trần Đức Nguyên cho biết, năm 2017 kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Tổng giá trị sản xuất năm 2017 đạt hơn 16.500 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2016; quý I-2018 đạt hơn 4.600 tỷ đồng, bằng 24,3% kế hoạch năm và tăng 15,2% so với cùng kỳ 2017. Huyện đã quan tâm phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hiệu quả, bền vững. Công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, môi trường được tăng cường, đi vào nền nếp.
Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm, có thêm 6 xã đạt chuẩn trong năm 2017, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện lên 21 xã. Nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội được quan tâm, có nhiều chuyển biến tiến bộ. 100% giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của huyện đạt chuẩn. Công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa được bảo đảm. Thời gian qua, công tác quốc phòng, an ninh trên địa bàn Thạch Thất được giữ vững, không xảy ra vụ việc phức tạp, điểm nóng an ninh trật tự...
Bên cạnh đó, huyện Thạch Thất còn một số tồn tại, hạn chế: Việc giải quyết tồn tại, vướng mắc và giao đất cho nhân dân tại các cụm công nghiệp, làng nghề, các dự án đất dịch vụ còn chậm; vệ sinh môi trường một số nơi chưa tốt; tiến độ thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất chậm; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang ở một số địa phương còn hạn chế. Ngoài ra, tình hình an ninh nông thôn của huyện còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp; nguy cơ xảy ra cháy nổ ở các xã làng nghề cao...
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu kết luận buổi làm việc. |
Đạt huyện nông thôn mới vào cuối năm 2018
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung ghi nhận, biểu dương những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thất đạt được thời gian qua. Chủ tịch UBND thành phố đánh giá cao tập thể lãnh đạo huyện đã thống nhất, đoàn kết, quyết tâm cao trong chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra, trong đó có nhiều chỉ tiêu đạt cao (thu ngân sách, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, an sinh xã hội, y tế, cải cách hành chính), được UBND thành phố tặng Cờ thi đua xuất sắc năm 2017. Thành tích của huyện Thạch Thất đã đóng góp xứng đáng vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội của thành phố năm 2017 và quý I-2018. Huyện cũng đã thẳng thắn chỉ rõ khó khăn và đề xuất giải pháp trọng tâm để khắc phục.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đề nghị huyện Thạch Thất tiếp tục bám sát, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố để đạt và vượt 17 chỉ tiêu đề ra và đến hết năm 2018 phải đạt huyện nông thôn mới. Để phát triển bền vững, huyện phải đi trước một bước trong công tác quy hoạch. Trước hết là cùng Sở Quy hoạch - Kiến trúc nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch cục bộ, bố trí diện tích để xây dựng các kho chứa nguyên vật liệu, thành phẩm phục vụ các làng nghề, khu công nghiệp. Việc quy hoạch vùng dân cư phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất ở cần chú trọng việc xây dựng không gian sống sạch, đẹp, hiện đại. Huyện cũng cần chú trọng quy hoạch các tuyến đường kết nối với Khu công nghệ cao Hòa Lạc; quy hoạch sớm hạ tầng, giao thông quanh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đón đầu làn sóng đầu tư cũng như việc dịch chuyển dân số cơ học; quy hoạch xã Thạch Hòa gắn với Khu công nghệ cao Hòa Lạc theo hướng trở thành khu đô thị.
Để hướng tới cơ cấu kinh tế "công nghiệp - dịch vụ - thương mại - du lịch - nông nghiệp", Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung lưu ý, huyện Thạch Thất quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ hơn 1.000 hộ thoát nghèo bằng đào tạo nghề, hỗ trợ tín dụng, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 0,7%; chăm lo đối tượng người có công, đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện tiếp tục làm tốt công tác cải cách hành chính, phấn đấu hoàn thành việc đưa 83 thủ tục cấp huyện, xã lên dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4.
Huyện cần phát triển quy hoạch mạng lưới điện; nghiên cứu phát triển các cụm công nghiệp công nghệ cao để mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm, đồng thời xây dựng đồng bộ hạ tầng, chú trọng xử lý chất thải công nghiệp. Sắp tới, huyện cần nghiên cứu phát triển các loại hình dịch vụ bổ trợ, công nghiệp phụ trợ bên cạnh các khu công nghiệp công nghệ cao. Về nông nghiệp, huyện chú trọng nhân rộng các mô hình hiệu quả; cơ cấu lại ngành theo hướng áp dụng công nghệ cao, tăng tỷ trọng chăn nuôi, hướng tới đáp ứng nhu cầu tăng dần tại địa phương. Chủ tịch UBND thành phố cũng đồng ý với đề xuất của huyện về việc nạo vét một số hệ thống thủy lợi, củng cố hệ thống đê bao phục vụ nông nghiệp.
Về lĩnh vực văn hóa xã hội, Chủ tịch UBND thành phố đồng tình và đề nghị huyện Thạch Thất thực hiện việc quy hoạch, cải tạo, bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương và Nhà lưu niệm Bác Hồ; cùng cơ quan chức năng bố trí diện tích xây dựng nhà thi đấu thể thao đa năng; đôn đốc thực hiện hai quy tắc ứng xử; chú trọng xây dựng các thiết chế văn hóa tại các cụm dân cư. Về y tế, huyện cần nghiên cứu mở rộng Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất; lập hồ sơ quản lý sức khỏe, thực hiện mô hình bác sĩ gia đình...
Về giáo dục, huyện cần đôn đốc cải tạo, sửa chữa các trường đúng lộ trình. Về an ninh trật tự, Chủ tịch UBND thành phố giao Công an thành phố phối hợp với huyện xây dựng kế hoạch chủ động đấu tranh với các loại tội phạm, bảo đảm an ninh nông thôn, bám sát đặc điểm địa bàn, dân cư. Về vấn đề trật tự an toàn giao thông, các cơ quan chức năng cần khảo sát các tuyến đường, bổ sung biển báo, tăng cường tuần tra, hướng dẫn giao thông. Chủ tịch UBND thành phố cũng đồng ý việc xây dựng Đồn Công an Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung lưu ý, huyện Thạch Thất tiếp tục quan tâm đến việc cấp nước sạch cho nhân dân; nâng tỷ lệ thu gom rác thải lên mức 100%. Huyện cần phấn đấu đến giữa năm 2019 giải quyết xong vấn đề đất dịch vụ; sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; không để lấn chiếm đất công... Chủ tịch UBND thành phố đồng ý với chủ trương để huyện tự cân đối ngân sách, sửa chữa, cải tạo trụ sở làm việc. Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Giao thông - Vận tải khảo sát, bố trí thêm tuyến xe buýt phục vụ công nhân các khu, cụm công nghiệp...
Nguồn: Báo Hà Nội mới
Các bài viết khác
- • Đề xuất cơ chế đặc thù xây dựng 3 tuyến đường sắt đô thị
- • Quy định về xuất xứ hàng hóa
- • Việt Nam sản xuất thành công viên sủi curcumin trị bệnh dạ dày
- • Việt Nam phóng vệ tinh Micro Dragon vào cuối năm 2018
- • Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp: Đòi hỏi nguồn lực lớn
- • Sự kiện “Xây dựng Quan hệ Đối tác Toàn cầu” với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác công nghiệp và công nghệ cao Việt Nam- Hàn Quốc”
- • Hai nhà khoa học Việt Nam trong top 100 châu Á
- • Hòa Lạc bắt đầu triển khai dự án thu thập và phân tích dữ liệu sóng não người Việt
- • Đài thiên văn hiện đại ở Hà Nội sắp mở cửa đón khách
- • Khu CNC Hòa Lạc đón thêm nhà đầu tư phát triển phần mềm