Cần thiết xây dựng khung pháp lý cho tài sản số
Ngày 28/3/2024, Diễn đàn Tài sản số (Digital Assets Summit 2024) do Công ty Cổ phần Công nghệ số SSI (SSI Digital) tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Phát biểu mở màn sự kiện, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI Digital và đồng thời là Chủ tịch CTCP Chứng khoán SSI) đã có lần đầu chia sẻ về sự quan tâm tới tài sản số và cơ hội hợp tác cùng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trong việc xây dựng một trung tâm công nghệ. Theo ông Nguyễn Duy Hưng, vấn đề lớn hiện nay là Việt Nam chưa có những cơ sở pháp lý công nhận tài sản số. Từ đó, ông bày tỏ mong muốn Việt Nam sớm có cơ sở pháp lý về tài sản số để mọi người có thể tham gia thị trường một cách hợp pháp và giảm thiểu rủi ro về công nghệ, luật pháp, giúp Việt Nam trở thành nơi các start-ups có thể ra đời và phát triển.
Toàn cảnh Diễn đàn
Tiếp nối chia sẻ của Chủ tịch SSI Digital, Phó Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc Trần Đắc Trung cũng phát biểu những quan điểm về việc định hình những cơ hội và thách thức do tài sản số mang lại. Theo ông, Việt Nam có thể tận dụng lợi thế thuế từ hoạt động giao dịch tài sản số thông qua việc đưa các nền tảng tài chính vào hệ thống thuế quốc gia. Điều này có thể mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia mới và không những giúp tăng cường tài chính quốc gia, thông qua sandbox ngăn chặn thất thoát các nguồn lực về tài chính và trí tuệ ra nước ngoài mà còn thúc đẩy môi trường đổi mới sáng tạo thuận lợi, khuyến khích các sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới ra đời, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Phó Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc Trần Đắc Trung phát biểu tại Diễn đàn
Ông Trung cũng cho rằng việc chạy thử nghiệm và kiểm soát nền tảng tài chính số trong môi trường sandbox giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường trong môi trường an toàn và có quy định. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án mới, đồng thời giúp giảm rủi ro cho các nhà đầu tư và người dùng.
Tại diễn đàn, tất cả các đại biểu tham dự đã trao đổi và thống nhất, tài sản số là một vấn đề phức tạp, có tiềm ẩn nhiều rủi ro song đây là xu hướng phát triển tất yếu. Do đó, tất cả các thành viên cộng đồng công nghệ số đều cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm trên thế giới, đánh giá và lựa chọn để góp ý xây dựng, cùng Chính phủ nỗ lực thúc đẩy việc thiết lập các nguyên tắc và ban hành quy định, bảo đảm sự minh bạch và trách nhiệm trong quản lý, cung cấp dịch vụ tài sản số.
Các bài viết khác
- • Ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo
- • Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là 'đột phá của đột phá'
- • Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc kiện toàn nhân sự Ban Quy hoạch, Xây dựng và Môi trường
- • Phát triển vi mạch bán dẫn: Năng lực công nghệ là yếu tố quyết định
- • Techfest Việt Nam 2024: Đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hội nhập với khu vực và quốc tế
- • Quyết liệt sửa đổi toàn diện Luật Khoa học và Công nghệ
- • Viettel khai trương trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam
- • Thông báo về việc Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư của các Nhà đầu tư tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
- • Cần thiết thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư trong bối cảnh mới
- • Thông báo tổ chức khóa đào tạo "Hướng dẫn hệ thống kiến thức thi theo chuẩn IP kỳ mùa xuân 2024"