Tọa đàm Sở hữu trí tuệ với hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày 24/02/2016, tại Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp công nghệ cao, khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc tổ chức Tọa đàm “Sở hữu trí tuệ với hội nhập kinh tế quốc tế”.
Tham dự Tọa đàm có Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ, Lãnh đạo Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc, Lãnh đạo một số đơn vị thuộc Cục Sở hữu trí tuệ, Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc và gần 60 đại biểu đến từ doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu trong khu công nghệ cao Hòa Lạc và các đơn vị lân cận.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ và ông Nguyễn Trung Quỳnh, Phó Trưởng Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc đều nhấn mạnh vai trò sở hữu trí tuệ là động lực phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khi Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Điều này được thể hiện qua việc Việt Nam ký kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với các nước, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra nhiều cơ hội mới nhưng cũng đi kèm không ít những thách thức.
Tại buổi Toạ đàm, các chuyên gia của Cục Sở hữu trí tuệ đã cung cấp thông tin liên quan đến việc xác lập và bảo hộ quyền sáng chế đối với các sản phẩm sáng tạo, khai thác thông tin sáng chế phục vụ nghiên cứu triển khai và hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như giới thiệu những nét khái quát về nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), phân tích ảnh hưởng của Hiệp định đối với Việt Nam.
Các đại biểu tham dự Tọa đàm đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến các giải pháp tốt nhất để đạt được sự bảo hộ đối với các sản phẩm sáng tạo cũng như cách thức và phương pháp tra cứu sáng chế, khai thác thông tin sáng chế phục vụ nghiên cứu và triển khai hay nếu sáng chế được bảo hộ ở nước ngoài thì Việt Nam có thể sử dụng sáng chế đó không… Các báo cáo viên đã trả lời tất cả câu hỏi, đồng thời chia sẻ thông tin với các đại biểu rằng hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 50 triệu sáng chế thuộc rất nhiều lĩnh vực được công bố nhưng chỉ có khoảng trên 50 nghìn sáng chế đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, như vậy khả năng khai thác các sáng chế không có hiệu lực hoặc không đăng ký bảo hộ tại Việt Nam là rất lớn, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không phải mất một khoản kinh phí nào cho chủ sở hữu để sử dụng các sáng chế này. Nắm bắt được thông tin này, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được lợi ích từ việc khai thác thông tin sáng chế và đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp tài liệu hướng dẫn tra cứu thông tin sáng chế, một số địa chỉ website để các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin sáng chế của thế giới và hỗ trợ khi các đơn vị có nhu cầu. Phần trả lời đầy đủ, rõ ràng của các báo cáo viên đã nhận được sự đồng tình của tất cả đại biểu, các đại biểu cũng mong muốn trong thời gian tới sẽ có những buổi Tọa đàm tương tự được tổ chức, nhất là tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc để có nhiều cơ hội trao đổi và cập nhật thông tin nhiều hơn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ và các nội dung chuyên sâu của lĩnh vực này.
Phát biểu kết thúc Tọa đàm, ông Lê Ngọc Lâm đã đánh giá cao kết quả của Tạo đàm. Trên cơ sở các bài trình bày và đề nghị của các đại biểu tham dự, Cục SHTT sẽ tiếp nhận và hỗ trợ trong điều kiện cho phép. Cục SHTT sẵn sàng phối hợp cùng các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin và khai thác sáng chế, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế như hiện nay.
Một số hình ảnh của Tọa đàm:
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ và ông Nguyễn Trung Quỳnh, Phó Trưởng Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc đều nhấn mạnh vai trò sở hữu trí tuệ là động lực phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khi Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Điều này được thể hiện qua việc Việt Nam ký kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với các nước, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra nhiều cơ hội mới nhưng cũng đi kèm không ít những thách thức.
Tại buổi Toạ đàm, các chuyên gia của Cục Sở hữu trí tuệ đã cung cấp thông tin liên quan đến việc xác lập và bảo hộ quyền sáng chế đối với các sản phẩm sáng tạo, khai thác thông tin sáng chế phục vụ nghiên cứu triển khai và hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như giới thiệu những nét khái quát về nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), phân tích ảnh hưởng của Hiệp định đối với Việt Nam.
Các đại biểu tham dự Tọa đàm đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến các giải pháp tốt nhất để đạt được sự bảo hộ đối với các sản phẩm sáng tạo cũng như cách thức và phương pháp tra cứu sáng chế, khai thác thông tin sáng chế phục vụ nghiên cứu và triển khai hay nếu sáng chế được bảo hộ ở nước ngoài thì Việt Nam có thể sử dụng sáng chế đó không… Các báo cáo viên đã trả lời tất cả câu hỏi, đồng thời chia sẻ thông tin với các đại biểu rằng hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 50 triệu sáng chế thuộc rất nhiều lĩnh vực được công bố nhưng chỉ có khoảng trên 50 nghìn sáng chế đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, như vậy khả năng khai thác các sáng chế không có hiệu lực hoặc không đăng ký bảo hộ tại Việt Nam là rất lớn, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không phải mất một khoản kinh phí nào cho chủ sở hữu để sử dụng các sáng chế này. Nắm bắt được thông tin này, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được lợi ích từ việc khai thác thông tin sáng chế và đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp tài liệu hướng dẫn tra cứu thông tin sáng chế, một số địa chỉ website để các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin sáng chế của thế giới và hỗ trợ khi các đơn vị có nhu cầu. Phần trả lời đầy đủ, rõ ràng của các báo cáo viên đã nhận được sự đồng tình của tất cả đại biểu, các đại biểu cũng mong muốn trong thời gian tới sẽ có những buổi Tọa đàm tương tự được tổ chức, nhất là tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc để có nhiều cơ hội trao đổi và cập nhật thông tin nhiều hơn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ và các nội dung chuyên sâu của lĩnh vực này.
Phát biểu kết thúc Tọa đàm, ông Lê Ngọc Lâm đã đánh giá cao kết quả của Tạo đàm. Trên cơ sở các bài trình bày và đề nghị của các đại biểu tham dự, Cục SHTT sẽ tiếp nhận và hỗ trợ trong điều kiện cho phép. Cục SHTT sẵn sàng phối hợp cùng các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin và khai thác sáng chế, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế như hiện nay.
Một số hình ảnh của Tọa đàm:
Ông Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục SHTT phát biểu khai mạc Tọa đàm
Ông Nguyễn Trung Quỳnh, Phó Trưởng Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc phát biểu tại Tọa đàm
Ông Lê Huy Anh, Trưởng phòng Sáng chế số 2, Cục Sở hữu trí tuệ trình bày báo cáo tại Tọa đàm
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó trưởng phòng Thông tin, Cục Sở hữu trí tuệ trình bày báo cáo tại Tọa đàm
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng phòng PCCS, Cục Sở hữu trí tuệ trình bày báo cáo tại Tọa đàm
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng phòng PCCS, Cục Sở hữu trí tuệ trình bày báo cáo tại Tọa đàm
Các đại biểu tham dự Tọa đàm
Các bài viết khác
- • Phát triển các cơ sở ươm tạo khoa học công nghệ
- • Thi tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
- • ĐH FPT mở khóa học giúp sinh viên quản lý tiền bạc
- • Khu CNC Hòa Lạc: Hệ số lương cơ sở tăng 0,8 lần
- • Lãnh đạo Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc thăm và chúc Tết nhà đầu tư
- • Đoàn Thanh niên BQL Khu CNC Hoà Lạc tổ chức Chương trình “Tết vì người nghèo”
- • 6 trường đại học lớn của Nhật Bản phối hợp đào tạo thạc sĩ cho Việt Nam
- • Trao quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 10 cán bộ lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ KH&CN
- • Đảng bộ Bộ KH&CN tổng kết công tác năm 2015
- • Hướng dẫn về chứng thực bản sao từ bản chính