Luật Công nghệ cao chính thức đi vào cuộc sống
Phát triển công nghệ cao (CNC) là ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập WTO. Nhằm khuyến khích và áp dụng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật để phát triển nhân lực công nghệ cao đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Đồng thời khuyến khích những sản phẩm công nghệ cao mang thương hiệu, xuất xứ Việt Nam, ngày 13/11 Luật công nghệ cao đã được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2009.
Chia sẻ với phóng viên, Ông Đặng Duy Thịnh, Phó Viện trưởng Viện chiến lược và Chính sách KH&CN, một trong những người đã tham gia xây dựng Luật CNC cho rằng, việc đưa Luật CNC vào cuộc sống trong thời điểm này là rất quan trọng. Chúng ta đang thực hiện CNH – HĐH với mục tiêu đến năm 2020: đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp hiện đại. Phát triển CNC là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của đất nước về mọi mặt: văn hoá, y tế, môi trường, an ninh quốc phòng, sản xuất kinh doanh…
Mặt khác, chiến lược phát triển KH&CN trong đó hướng vào phát triển CNC là hướng đi mang tính chất đột phá nhằm nhanh chóng ứng dụng KH&CN vào cuộc sống thực tiễn. Đảng và Nhà nước chú trọng ưu tiên phát triển CNC trong 4 lĩnh vực gồm: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa.
Trả lời phóng viên về những khó khăn còn tồn tại trong quá trình triển khai Luật CNC, ông Thịnh cũng cho biết thêm.
Hiện nay, vấn đề cần được lưu ý là thiết kế cơ chế chính sách, làm sao khắc phục được những mặt tiêu cực. Muốn vậy các văn bản hướng dẫn phải đảm bảo được tính minh bạch và rõ ràng.
Ngoài ra, Luật CNC có liên quan đến rất nhiều Bộ, ngành khác nhau như: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế…Chính vì vậy văn bản hướng dẫn vừa phải thống nhất giữa các Bộ, ngành vừa phải thật cụ thể khi áp dụng cho từng cơ quan, tổ chức. Ví dụ: Khi nói đến phát triển Nguồn nhân lực, phải có sự phối hợp, trao đổi cụ thể với Bộ Giáo dục và đào tạo để đưa ra được ý kiến chung.
Luật CNC là Luật hoàn toàn mới, chưa có định chế nào trước đây liên quan nên có rất nhiều vấn đề phải trao đổi, bàn bạc.
Đưa ra được những cơ chế vừa mang tính chất đặc thù, đặc biệt cho phát triển CNC, vừa phải phù hợp với các Bộ, ngành là điều không đơn giản, có thể sẽ mất rất nhiều thời gian.
Quốc Hội cũng thể hiện quyết tâm đẩy mạnh phát triển CNC trong thời gian tới. Hiện tại Bộ KH&CN đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành kế hoạch triển khai soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Công nghệ cao. Mong muốn của Bộ KH&CN và các Bộ, ngành liên quan là có thể nhanh chóng đưa ra các văn bản, thông tư hướng dẫn thi hành trong thời gian sớm nhất.
Nguồn: Nguyễn Uyên- Trung tâm nghiên cứu và phát triển truyền thông KH&CN
Các bài viết khác
- • Bộ Khoa học và Công nghệ công bố biểu trưng mới
- • Đại sứ Nhật Bản đến thăm Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
- • Khu Công nghệ cao Hoà Lạc 6 tháng đầu năm 2009
- • Chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị y tế kỹ thuật số công nghệ cao
- • 1/7/2009 Luật Công nghệ cao bắt đầu có hiệu lực.
- • Thoả thuận hợp tác giữa Ban quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc và Đại học Quốc gia Hà Nội
- • 8,87 tỷ USD vốn FDI trong nửa năm 2009
- • Approval of Hoa Lac Hi-tech Park Feasibility Study conducted by JICA
- • Phê duyệt Nghiên cứu Khả thi Khu Công nghệ cao Hòa Lạc do JICA thực hiện
- • Implementing project for building Hi-tech Business Incubator