Cấp giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 24/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết thi hành Khoản 6 Điều 14 của Nghị định số 87/2014/NĐ-CP của Chính phủ về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
Ảnh minh họa |
Theo Khoản 6 Điều 14 của Nghị định số 87/2014/NĐ-CP, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai cấp giấy phép lao động theo trình tự và thủ tục rút gọn cho người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam. |
Thông tư quy định, giấy phép lao động do Cục Việc làm tổ chức in và thực hiện thống nhất.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm: văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của cơ quan, tổ chức; văn bản chấp thuận việc sử dụng chuyên gia khoa học công nghệ của cơ quan có thẩm quyền theo quy định; bản sao được chứng thực từ bản chính hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật; 2 ảnh mầu, ảnh chụp không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Trước thời hạn ít nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày chuyên gia khoa học công nghệ dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam thì cơ quan, tổ chức phải nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử qua website http://www.vieclamvietnam.gov.vn đến Cục Việc làm.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Cục Việc làm cấp giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ. Trường hợp không cấp giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo đề nghị của cơ quan, tổ chức và phù hợp với văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng chuyên gia khoa học công nghệ theo quy định nhưng không quá 2 năm.
Bên cạnh đó, các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động gồm: 1- Giấy phép lao động bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động đã cấp, trừ trường hợp thay đổi cơ quan, tổ chức; 2- Giấy phép lao động hết thời hạn.
Ngoài ra, chuyên gia khoa học công nghệ vào Việt Nam làm việc với thời gian dưới 30 ngày thì không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Tuy nhiên, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gửi báo cáo về Cục Việc làm.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/10/2015.
Nguồn: chinhphu.vn
Các bài viết khác
- • Hướng dẫn thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động đầu tư theo Luật Đầu tư 2014
- • Công văn 4366/BKHĐT-PC ngày 30/6/2015 về việc triển khai thi hành Luật Đầu tư
- • Công nghiệp vũ trụ Việt Nam: Những thành công đầu tiên và hy vọng
- • So tài tranh biện cùng sinh viên thủ đô
- • Chủ tịch Khu Công nghệ Busan, Hàn Quốc thăm Khu CNC Hòa Lạc
- • Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp
- • Ba yêu cầu của Thủ tướng về Khu CNC Hòa Lạc
- • Chủ tịch Viện Nghiên cứu Ứng dụng Quốc gia Đài Loan thăm Khu CNC Hòa Lạc
- • Đề xuất thay đổi đối tượng không chịu thuế XNK
- • Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo thường kỳ Quý II năm 2015