Bọt sinh học giúp kiểm soát ô nhiễm dầu
![]() |
Ảnh minh họa |
Các nhà khoa học đến từ Viện Công nghệ Vật liệu và Kỹ thuật Ninh Ba (Viện Khoa học Trung Quốc) đã phát triển loại bọt sinh học mới có tên là polypropylene. Loại bọt này có thể giúp việc tách dầu và nước đạt hiệu quả hơn, ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm dầu.
Nhờ bề mặt gồ ghề và cấu trúc hình ống rỗng giống như tổ ong, bọt polypropylene có khả năng hấp thụ và lọc hiệu quả hơn.
Khi hỗn hợp dầu-nước đi qua bọt polypropylene, nước tinh khiết có thể nhanh chóng thấm qua, còn dầu sẽ bị bọt hấp thụ trong vài giây.
Bọt polypropylene có thể được chế tạo dễ dàng, giá rẻ và thân thiện với môi trường, do đó có tiềm năng ứng dụng cao để tách dầu và nước ở quy mô lớn.
Việc tách dầu và nước là thách thức toàn cầu do tình trạng gia tăng lượng nước thải chứa dầu công nghiệp và sự cố tràn dầu thường xuyên xảy ra. Do đó, nghiên cứu về các vật liệu, công nghệ giúp việc tách dầu và nước đạt hiệu quả cao có ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng.
Một số phương pháp khắc phục ô nhiễm dầu thông thường như đốt và lọc dầu có nhiều hạn chế như tiêu tốn nhiều năng lượng, thời gian dài và có thể dẫn tới ô nhiễm thứ cấp.
Nguồn: chinhphu.vn
Các bài viết khác
- • Trồng cây trên xe buýt
- • Sinh viên Việt Nam sang Anh thi chế tạo xe tiết kiệm nhiên liệu
- • Nhật Bản: Phần mềm tư vấn sức khỏe sử dụng trí tuệ nhân tạo
- • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ điều trị ung thư
- • Sony đưa AI vào dịch vụ gọi xe taxi vừa ra mắt ở Nhật
- • Sinh viên Việt chế tạo dung dịch giữ nông sản tươi hơn 10 ngày
- • Học sinh Huế chế tạo gạch từ rác thải nhựa
- • Lần đầu tiên Việt Nam làm đường từ rác thải nhựa
- • Em bé sinh ra từ ADN của 3 người
- • Công bố bức ảnh đầu tiên trong lịch sử về hố đen vũ trụ