Trao giải cuộc thi HSSV với ý tưởng khởi nghiệp 2018
![]() |
Nhóm học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội. đoạt giải Nhất khổi THPT. Ảnh: VGP/Nhật Nam |
Nằm trong chuỗi các hoạt động của Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của HSSV 2018, chiều tối 16/12, Vòng chung khảo cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp – SWIS 2018” đã diễn ra tại Hà Nội. Cuộc thi được tổ chức với quy mô trên toàn quốc với hơn 200 trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, THPT tham gia.
Cuộc thi được phát động từ tháng 9/2018 và đã nhận được gần 200 bài dự thi. Nội dung bài thi mà Ban tổ chức nhận được khá chất lượng, đa dạng, tập trung vào tất cả các lĩnh vực: Công nghệ, giáo dục, y tế, xã hội…
Trong đó, có 15 dự án xuất sắc nhất được lọt vào vòng chung kết, gồm 10 dự án đến từ các trường đại học, cao đẳng và 5 dự án thuộc khối các trường THPT.
Tại cuộc thi, các tác giả đã trình bày trước Ban giám khảo về dự án của mình, sau đó trả lời các câu hỏi phản biện của Ban giám khảo. Theo Ban tổ chức, các dự án đều có ý tưởng sáng tạo, tâm huyết và có tính khả thi cao.
Kết quả, giải Nhất của khối sinh viên trị giá 100 triệu đồng thuộc về Dự án Inut Platform – hệ sinh thái kết nối vạn vật của các bạn sinh viên đến từ Đại học Quốc gia TPHCM.
Đồng giải Nhì thuộc về dự án VADI – Trợ lý ảo dành cho lái xe của các bạn sinh viên đến từ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Finbox – cố vấn đầu tư 4.0 thuộc về các bạn sinh viên Trường Đại học Ngoại thương. Mỗi giải trị giá 70 triệu đồng.
Ba giải Ba thuộc về dự án Chitoson – sản xuất quần lót tre có xử lý kháng khuẩn chitosan của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, dự án Cao nguyên đá nở hoa của sinh viên Đại học Dược Hà Nội, dự án Mô hình chăn nuôi cá tra sử dụng thảo dược tại Vĩnh Long của sinh viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long. Mỗi giải trị giá 50 triệu đồng.
![]() |
Các gian hàng trưng bày ý tưởng khởi nghiệp của HSSV tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của HSSV 2018. Ảnh: VGP/Nhật Nam |
Với khối học sinh THPT, giải Nhất trị giá 50 triệu đồng thuộc về dự án Sản xuất thực phẩm chức năng Nano Rutin của nhóm học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội.
Dự án đoạt giải Nhì trị giá 30 triệu đồng cũng về lĩnh vực y tế, là dự án Sản xuất cao điều trị bỏng của học sinh Trường THPT Phúc Trạch, tỉnh Hà Tĩnh.
Giải Ba trị giá 15 triệu đồng thuộc về nhóm học sinh Trường THPT Chu Văn An, tỉnh Lâm Đồng, với dự án Sản xuất, phân phối sản phẩm từ lá thông phục vụ đời sống.
Dự án Đồ lưu niệm từ đá núi lửa, rơm rạ, thổ cẩm của học sinh Trường THPT Krông Nô (Đăk Nông) được nhận giải Khuyến khích, trị giá 5 triệu đồng.
Nguồn: chinhphu.vn
Các bài viết khác
- • Từ cảm hứng, khát vọng đến tinh thần khởi nghiệp sinh viên
- • Ra mắt mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam Startup Ecosystem
- • Chung kết Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
- • Xây dựng trung tâm kết nối với 12.000 nhà khoa học toàn cầu
- • Trao giải cho 3 start-up xuất sắc nhất chương trình gọi vốn quốc gia
- • Techfest 2018 hỗ trợ đắc lực cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
- • Nhiều ý tưởng hay mang tính quốc tế hóa ở cuộc thi lĩnh vực công nghệ 4.0
- • Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên
- • Quán quân Start-up Việt 2018: Công nghệ cho thương mại điện tử lên ngôi
- • Nghe 'Trưởng làng' tâm tình về khởi nghiệp nông nghiệp thông minh