“Cafe Business Start-up”: Nơi gặp gỡ mới của cộng đồng khởi nghiệp

02:57 - 24/10/2017

Mới đây tại Hà Nội, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức khai trương chuỗi sự kiện "Cafe Business Start-up". Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp và kết nối cung cầu khoa học công nghệ của Trung tâm, nhằm tạo không gian gặp gỡ, kết nối doanh nhân với nhà khoa học, trường đại học với doanh nghiệp và các quỹ đầu tư với các nhóm khởi nghiệp gọi vốn.

Ông Vương Quốc Thắng, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp
 
Chuỗi sự kiện Café Business Start-Up là chương trình nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp và kết nối cung cầu khoa học công nghệ. Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức chương trình này với mục đích tạo không gian gặp gỡ, kết nối doanh nhân với nhà khoa học, kết nối trường đại học với doanh nghiệp và các quỹ đầu tư với các nhóm khởi nghiệp gọi vốn - ông Vương Quốc Thắng, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết.

"Cafe Business Start-up" sẽ được tổ chức định kỳ hàng tháng, với mục đích tạo không gian gặp gỡ và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về khởi nghiệp; truyền cảm hứng đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho những người có đam mê, nhiệt huyết. Đây cũng là sân chơi để các nhóm khởi nghiệp có ý tưởng xuất sắc trình bày và thuyết phục các nhà đầu tư. Chương trình cũng giúp kết nối, thúc đẩy nghiên cứu khoa học và thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ.Đây cũng là sân chơi để các doanh nhân thành đạt chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và truyền cảm hứng về khởi nghiệp cho các bạn sinh viên. Cũng qua đây, các nhóm khởi nghiệp có dịp trình bày các ý tưởng xuất sắc để thuyết phục các nhà đầu tư.

Ông Vương Quốc Thắng, Giám đốc Trung tâm Chuyển Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng, thông qua chương trình, nhiều nhà đầu tư sẽ tìm được các dự án khởi nghiệp có tiềm năng tăng tốc và thành công trong thời gian ngắn nhất. Chúng tôi cũng kỳ vọng sẽ kết nối được các doanh nghiệp và trường đại học để thương mại hóa tối đa các nghiên cứu trong trường đại học. Nhờ đó, tiếp tục thúc đẩy cảm hứng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho những sinh viên, những người có đam mê, nhiệt huyết".

Nhóm khởi nghiệp của TS. Phan Thị Tuyết Mai, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã có những thành công bước đầu trong khởi nghiệp với việc nghiên cứu vật liệu Bio-Sap, một dạng vật liệu có khả năng thấm hút lớn như bỉm, băng, gạc y tế và các hạt gel giữ nước trong nông nghiệp trong suốt 10 năm. Vật liệu Bio-Sap của nhóm được sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp như lá dứa, cùi ngô, bã mía... có giá thành rẻ hơn ít nhất từ 30-35% so với vật liệu Bio-Sap ngoài thị trường đang phải nhập từ nước ngoài sản xuất từ tinh bột. Cũng như các nhóm khởi nghiệp khác, nhóm khởi nghiệp của TS Phan Thị Tuyết Mai vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình thương mại hóa sản phẩm. Với chương trình "Cafe Business Start-up", nhóm khởi nghiệp bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp để chuyển sang quy mô sản xuất công nghiệp khoảng 10 nghìn tấn/năm. Theo TS Tuyết Mai cho biết: Có nhiều khó khăn khi chuyển từ sản phẩm trong phòng nghiên cứu ra ngoài thị trường. Điều đó là ngoài tầm của các nhà khoa học. Ngoài ra, chúng tôi rất cần nguồn vốn hỗ trợ để sản xuất thử nghiệm trước khi đưa ra thị trường. Chính vì vậy, những buổi gặp gỡ như thế này rất có ích cho các nhà khoa học.

Nguồn: NASATI

Các bài viết khác