Đề xuất điều kiện cấp giấy phép lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Ảnh minh họa |
Cụ thể, điều kiện cấp giấy phép lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm: 1- Đủ 18 tuổi trở lên và có hành vi dân sự đầy đủ; 2- Có trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc và có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; 3- Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật; 4- Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam; 5- Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài; 6- Không được sử dụng thị thực du lịch ký hiệu “DL” theo quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp đặc biệt thì phải lấy ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo dự thảo, thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 2 năm: 1- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết; 2- Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam; 3- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài; 4- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài; 5- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ; 6- Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; 7- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó; 8- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam; 9- Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài theo quy định; 10- Thời hạn của hộ chiếu.
Trình tự cấp giấy phép lao động
Dự thảo nêu rõ, trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Đối với người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức thực hiện hợp đồng lao động, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động phải gửi bản sao có chứng thực hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Nguồn: www.chinhphu.vn
Các bài viết khác
- • “Nâng cấp” môi trường kinh doanh, Việt Nam sẽ phục hồi theo hình chữ V
- • Bộ Tài chính xây dựng 19 thông tư miễn, giảm phí, lệ phí
- • Đề xuất quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- • Thông báo về việc nghỉ lễ 30/4 và 01/5 năm 2020 và đảm bảo an toàn, an ninh trật tự
- • Chương trình hành động của Chính phủ nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài
- • Hà Nội thống nhất chủ trương triển khai 2 dự án đường sắt đô thị
- • Dự án đường sắt đô thị tuyến số 3, 5: Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong năm 2020
- • Dự thảo Thông tư ban hành danh mục hàng hóa trong nước đã sản xuất được
- • Dự thảo Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030
- • Hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế