Đề xuất Danh mục các công nghệ chủ chốt cuộc Cách mạng CN lần thứ tư
Ảnh minh họa |
Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, việc nghiên cứu, lựa chọn xây dựng Danh mục các Công nghệ chủ chốt của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) dựa trên các quan điểm sau đây: Là công nghệ mới, công nghệ cao được các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá phù hợp với xu hướng phát triển và tiềm năng ứng dụng trong CMCN 4.0; là các công nghệ được các quốc gia phát triển, các quốc gia dẫn dắt CMCN 4.0 lựa chọn để có định hướng ưu tiên đầu tư, khuyến khích phát triển; là các công nghệ có thể phát huy được lợi thế của đất nước, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030.
Đồng thời, là các công nghệ có tiềm năng ứng dụng phù hợp với nhu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực được ưu tiên phát triển; là các công nghệ góp phần hiện đại hóa, thông minh hóa các ngành sản xuất, dịch vụ hiện có; là yếu tố quan trọng quyết định việc hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, hoặc hình thành các sản phẩm, dịch vụ mới có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế - xã hội cao; có tính khả thi cao trong việc thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ, chuyển giao công nghệ hoặc sáng tạo được công nghệ; khả thi về nhân lực và tài lực đối với việc tiếp thu, chuyển giao và sáng tạo công nghệ.
Do vậy, các công nghệ chủ chốt của cuộc CMCM 4.0 được lựa chọn để đưa vào Danh mục một mặt phù hợp với xu hướng phát triển và tiềm năng ứng dụng của công nghệ, đồng thời phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 và phù hợp với định hướng ưu tiên nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ trong các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế.
Tại dự thảo, Bộ Khoa học và Công nghệ đang đề xuất Danh mục các công nghệ chủ chốt của cuộc CMCM 4.0 gồm:
1. Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)
2. Internet vạn vật (IoT)
3. Công nghệ dữ liệu lớn và xử lý dữ liệu lớn (Big Data and Data Analytics)
4. Công nghệ chuỗi khối (Block chain)
5. Điện toán đám mây (Cloud computing), Điện toán lưới (Grid computing), Điện toán biên (Edge computing)
6. Công nghệ mạng thế hệ sau (5G, 6G, NG-PON, SDN/NFV, SD-RAN, SD-WAN, Network Slicing)
7. Điện toán lượng tử (Quantum computing)
8. Thực tại ảo (Virtual Reality), Thực tại tăng cường (Augmented Reality), Thực tại hỗn hợp (Mixed Reality).
9. Công nghệ an ninh mạng thông minh, tự khắc phục và thích ứng (intelligence, remediation and adaptation cybersecurity)
10. Công nghệ mô phỏng nhà máy sản xuất (Plant Simulation)
11. Robot tự hành (Autonomous Robots), Robot cộng tác (Collaborative robotics (Cobot)), phương tiện bay không người lái (UAV)
12. Công nghệ bản sao số (Digital twin technology)
13. Công nghệ chế tạo vật liệu nano (Nano materials), thiết bị nano (Nanodevices)
14. Công nghệ in tiên tiến đa chiều (3D, 4D printing and Additive manufacturing)
15. Công nghệ chế tạo vật liệu chức năng (Functional materials)
16. Công nghệ chế tạo pin nhiên liệu (Fuel cells)
17. Năng lượng Hydrogen (Hydrogen energy)
18. Quang điện (Photovoltaics)
19. Công nghệ ánh sáng và quang tử (Photonics and Light Technologies)
20. Sinh học tổng hợp (Synthetic biology)
21. Công nghệ thần kinh (Neurotechnologies)
22. Công nghệ tế bào gốc (Stem cells)
23. Xúc tác sinh học (Biocatalysis)
24. Công nghệ enzyme (Enzyme technology)
25. Công nghệ tin sinh học (Bioinformatics)
26. Chip sinh học và cảm biến sinh học (Biochip and biosensor)
27. Nông nghiệp chính xác (Precision agriculture)
28. Công nghệ tổng hợp nhiên liệu sinh học (Biofuels)
29. Y học cá thể hóa (Personalised medicine)
30. Y học tái tạo và kỹ thuật tạo mô (Regenerative medicine and tissue engineering)
31. Công nghệ gen thế hệ mới (Next-generation genomics)
32. Công nghệ giám sát sức khỏe (Health monitoring technology)
33. Công nghệ chẩn đoán hình ảnh Y-Sinh học (Medical and bioimaging)
34. Công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến (Advanced energy storage technologies)
35. Công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ (Micro and nano satellites)
36. Công nghệ thu thập và lưu trữ các bon (Carbon capture and storage)
37. Năng lượng vi mô (Power microgeneration)
38. Công nghệ tua bin gió hiệu suất cao (Wind tuabine technologies)
39. Công nghệ năng lượng đại dương và năng lượng sóng (Marine and tidal power technologies).
40. Công nghệ năng lượng địa nhiệt (Geothermal energy)
41. Lưới điện thông minh (Smart grids)
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Nguồn: www.chinhphu.vn
Các bài viết khác
- • Đề xuất Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển
- • Hà Nội đề xuất làm tuyến đường sắt đô thị hơn 65.000 tỷ đồng
- • Bộ Chính trị phân công Bộ trưởng Chu Ngọc Anh giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội
- • Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chung tay thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- • Phó Thủ tướng đồng ý nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế từ 15/9
- • ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững trước COVID-19
- • Triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam 'rất sáng'
- • Trung tâm ươm tạo và Đào tạo Công nghệ cao tổ chức khóa đào tạo "Marketing I 4.0"
- • Cam kết tăng đầu tư thích đáng cho KH&CN
- • 'Top' 10 cơ sở nghiên cứu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khoa học tự nhiên