Đức thử nghiệm thành công taxi bay ở châu Á
![]() |
Taxi bay của Volocopter |
Máy bay chạy bằng điện với hệ thống gồm 18 cánh quạt đã bay lượn khoảng 2 phút 30 giây xung quanh các tòa nhà chọc trời ở khu vực Vịnh Marina sau khi cất cánh.
Chuyến bay thử nghiệm này có một phi công đi cùng để bảo đảm an toàn vận hành cho thiết bị.
Đây là chuyến bay thử nghiệm taxi bay đầu tiên của Volocopter tại Singapore. Trước đó, hãng đã thử nghiệm thành công ở Đức cũng như các thành phố như Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất), Helsinki (Phần Lan) và Las Vegas (Mỹ).
Volocopter đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ taxi bay tại các đô thị lớn trên thế giới trong 2-4 năm tới trước khi triển khai hình thức này tại các thành phố thường xuyên ách tắc giao thông ở châu Á.
Giám đốc điều hành Volocopter, ông Florian Reuter cho biết hãng có kế hoạch mang taxi bay tới Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines) và Bangkok (Thái Lan) do nhận thấy nhu cầu lớn tại các thành phố này. Ấn Độ và Trung Quốc cũng là những thị trường mà Volocopter nhắm đến.
Tại Singapore, taxi bay sẽ được sử dụng để cung cấp dịch vụ đi lại giúp tiết kiệm thời gian di chuyển nội đô trên những tuyến đường, cụ thể như từ Vịnh Marina tới đảo Sentosa, nơi có nhiều điểm du lịch nổi tiếng và các khách sạn hạng sang.
Volocopter và công ty khởi nghiệp Lilium của Đức đang cùng "ông lớn" trong lĩnh vực sản xuất máy bay như Airbus và các đại gia công nghệ như Uber chạy đua nhằm sản xuất chiếc taxi bay đầu tiên trên thế giới.
Nguồn: www.chinhphu.vn
Các bài viết khác
- • Canada chế tạo thành công vật liệu giúp ‘tàng hình’
- • Pháp dùng công nghệ nhận diện khuôn mặt để đăng ký dịch vụ công
- • Chế tạo tàu thủy từ máy in 3D lớn nhất thế giới
- • Mỹ chế tạo thành công hợp chất chống cháy rừng
- • Phát hiện hành tinh có thể có sự sống
- • Lò phản ứng biến khí thải nhà kính thành nhiên liệu
- • NASA chuẩn bị phóng tên lửa thế hệ mới lên Mặt Trăng
- • Trình làng kính thiên văn không gian lớn nhất từ trước đến nay
- • Nuôi cấy thành công san hô Đại Tây Dương có nguy cơ tuyệt chủng
- • Cần lộ trình phát triển nhân lực AI chuyên nghiệp