Công nghệ mới giúp loại bỏ chất độc hại trong nước
![]() |
Ảnh minh họa |
Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Science Advances.
Nhóm nghiên cứu do Đại học Monash và Tổ chức Khoa học và công nghệ hạt nhân Australia đứng đầu đã phát triển màng rây phân tử sử dụng các tấm nano cấu trúc 2 chiều. Các tấm nano này có thể giúp loại bỏ các chất độc hại gây ung thư trong không khí thông qua việc tạo ra các màng rây, thúc đẩy quá trình tách khí và loại bỏ các chất dung môi hữu cơ như sơn.
Trưởng nhóm nghiên cứu Xiwang Zhang cho biết trong công trình nghiên cứu đầu tiên trên thế giới này, các nhà khoa học đã có thể tạo ra tấm màng thấm nước mà vẫn lọc được gần như 100% các ion. Nghiên cứu mở ra tiềm năng trong việc ứng dụng các tấm màng kiểu này vào các quy trình lọc khác trong tương lai, chẳng hạn như tách khí.
Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trung bình trên toàn cầu cứ 3 người thì có một người không được tiếp cận với nước sạch.
Theo Đại học Monash, sáng kiến về màng lọc mới có thể giúp thúc đẩy quá trình khử muối và chuyển đổi nước bẩn thành nước sạch cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Nghiên cứu cho thấy màng lọc đã hoạt động ổn định trong hơn 750 giờ đồng hồ với nguồn năng lượng giới hạn. Chúng cũng có thể được sản xuất trên quy mô toàn cầu sau khi được thử nghiệm sâu hơn.
Nguồn: www.chinhphu.vn
Các bài viết khác
- • Australia có mạng internet nhanh nhất thế giới
- • Phát minh loại gel đặc biệt có thể chữa lành mọi vết thương
- • Giải mã biến đổi phức tạp của SARS-CoV-2
- • Chế tạo thành công mắt nhân tạo
- • Mỹ đưa người lên trạm vũ trụ quốc tế sau gần 1 thập kỷ
- • Lần đầu tiên thử nghiệm thành công tế bào gốc phôi điều trị bệnh gan
- • Thử nghiệm hộ chiếu miễn dịch số đầu tiên trên thế giới
- • Ra mắt nền tảng hội nghị trực tuyến đầu tiên “make in Việt Nam” Zavi
- • Quy trình xử lý bùn thải của nhà sáng chế không chuyên
- • Chế phẩm sinh học xử lý nước bị nhiễm amoni