Công nghệ có tâm

Thứ ba - 10/07/2018 23:00    

Nếu chúng ta muốn giải quyết những thách thức khó khăn nhất và tồn tại dai dẳng nhất của xã hội thì công nghệ sẽ phải đóng vai trò quan trọng. Từ vấn đề biến đổi khí hậu đến vấn đề bất bình đẳng, chúng ta đã phải vật lộn để theo kịp thế giới đang thay đổi từng ngày, từng giờ bởi tính chất phức tạp của các vấn đề có vẻ khó giải quyết vượt quá khả năng can thiệp của chúng ta.

Những đột phá khoa học có được nhờ AI có thể tạo ra sự khác biệt quan trọng bằng cách giúp khám phá kiến thức mới, ý tưởng mới và chiến lược mới trong những lĩnh vực quan trọng nhất đối với tất cả chúng ta. Ví dụ, chúng ta đã bắt đầu nhìn thấy sự tiến bộ trong việc cải thiện hiệu quả của các hệ thống công nghiệp có quy mô lớn; tại DeepMind, chúng ta đã bắt đầu sử dụng công nghệ của mình để nâng cao hiệu quả các trung tâm dữ liệu của Google, điều này đã giúp tiết kiệm tới 40% năng lượng trong các hệ thống làm mát.

Nhưng việc công chúng ngày càng gia tăng mối quan tâm về một số nguyên lý cơ bản của lĩnh vực công nghệ nên được xem là hồi chuông cảnh tỉnh cấp bách. Tất nhiên, nhiều công ty công nghệ đã bắt đầu đi vào hoạt động với tâm lý hào phóng. Nhưng sự thật là những ý định tốt đẹp, được thể hiện ban đầu trong các khẩu hiệu mang ý nghĩa tốt lành như “làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn”, hiện đang đối mặt với tình trạng phiền phức, trăn trở gia tăng từ phía các nhà bình luận và công chúng.

Rõ ràng rằng đây không phải là sự chỉ trích dành cho các doanh nghiệp có định hướng mục đích; tôi thực sự tin rằng những loại hình doanh nghiệp này sẽ là chìa khóa cho tương lai của chúng ta. Tôi không hề cảm thấy hoài nghi sự chân thành về động cơ của đại đa số các nhà tài trợ, những người sáng lập và giám đốc điều hành mà tôi đã gặp trong nhiều năm qua; những người này muốn “tạo nên sự khác biệt thực sự” và “thực hiện điều tốt đẹp này”.

Phải nói rằng không nên bỏ qua việc công chúng đang ngày càng quan tâm hơn bởi đơn giản là có sự khác biệt về nhận thức giữa các nhà phát triển và người dùng công nghệ; có điều gì đó sâu sắc hơn trong công việc.

Hiện có ít nhất ba sự bất đối xứng quan trọng giữa thế giới công nghệ và bản thân thế giới nói chung. Thứ nhất, đó là sự bất đối xứng giữa những người phát triển công nghệ và các cộng đồng sử dụng công nghệ. Mức lương tại Thung lũng Silicon gấp đôi mức lương trung bình cho phần còn lại tại Hoa Kỳ và nền móng người lao động không đại diện cho giới tính, chủng tộc, tầng lớp, v.v. Như chúng ta đã thấy ở các lĩnh vực khác, điều này có thể gây ra sự gián đoạn giữa các hoạt động bên trong của các tổ chức và xã hội mà những tổ chức này tìm cách phục vụ.

Đây là một vấn đề cấp thiết. Phụ nữ và các nhóm thiểu số vẫn còn thiếu trầm trọng, và các nhà lãnh đạo cần phải chủ động phá vỡ khuôn mẫu đó. Sự chú ý gần đây về những vấn đề này có nghĩa rằng hiện có nhiều người hơn nhận thức được nhu cầu về việc thay đổi văn hóa tại nơi làm việc, nhưng những bất bình đẳng cơ bản này cũng vẽ đường cho các công ty của chúng ta trở nên xảo quyệt hơn. Công nghệ không mang giá trị trung lập – công nghệ phản ánh các thành kiến của những người sáng tạo ra nó – và phải được phát triển và định hình bởi nhiều cộng đồng khác nhau nếu chúng ta muốn giảm thiểu nguy cơ về các mối gây hại ngoài mong muốn.

Thứ hai, có sự bất đối xứng về thông tin liên quan đến cách thức công nghệ thực sự hoạt động, và tác động của các hệ thống kỹ thuật số đối với đời sống hàng ngày. Các kết quả đạo đức trong công nghệ phụ thuộc nhiều hơn vào các thuật toán và dữ liệu: chúng phụ thuộc vào chất lượng của cuộc tranh luận mang tính xã hội và trách nhiệm chân thật.

Với sự bất đối xứng, cần có nỗ lực hợp tác và đòi hỏi các loại hình tổ chức mới tạo điều kiện mang lại hiểu biết sâu sắc về cách thức hoạt động của các thuật toán phức tạp và các tác động của chúng đối với xã hội. Điều này đòi hỏi sự can đảm, sự tin tưởng và tính ưu tiên đối với cuộc tranh luận thực sự và cam kết thể hiện các vai trò thể chế, trong đó các nhà hoạt động, các chính phủ và các chuyên gia công nghệ thường có nhiều khả năng đưa ra những lời chỉ trích lẫn nhau hơn là cộng tác với nhau.

Một trong những diễn đàn đa bên mới là Quan hệ đối tác về Trí tuệ nhân tạo, tập hợp các đối thủ cạnh tranh trong ngành, các học viện và xã hội dân sự để thảo luận về đạo đức học máy, bao gồm các vấn đề như sự công bằng, tính minh bạch và trách nhiệm. Ban điều hành của diễn đàn này có sự tham gia bình đẳng của các đại diện đến từ các tập đoàn và tổ chức phi lợi nhuận, làm cho diễn đàn trở thành một nỗ lực thực sự xuyên suốt.

Cũng cần phải có các giải pháp kỹ thuật mới cho phép một loạt các bên liên quan có khả năng hiển thị cách sử dụng dữ liệu lớn hơn nhiều. Những nỗ lực thú vị này đang được tiến hành trong các công ty, từ việc tăng cường sử dụng các Báo cáo minh bạch tới các công nghệ như Kiểm định dữ liệu có thể xác minh (VDA) của DeepMind, công nghệ có mục đích thực hiện tất cả các tương tác với một tập dữ liệu đã được mã hóa và có thể kiểm tra. Ví dụ, VDA cho phép các tổ chức và cá nhân xem dữ liệu nào đã được sử dụng, trong thời gian bao lâu và với mục đích gì. Những nỗ lực như thế này hy vọng sẽ tạo ra trách nhiệm thực sự giữa các tổ chức sử dụng dữ liệu và những tổ chức mà chúng tìm cách phục vụ.

Các nhà học thuật và các tổ chức phi lợi nhuận cũng đang phát triển các cách để hiểu tác động của các thuật toán dễ dàng hơn. Ví dụ, nhà nghiên cứu Joy Buolamwini đến từ Phòng thí nghiệm đa phương tiên của đại học MIT và Liên minh công lý thuật toán (Algorithmic Justice League) đã tổ chức các cuộc triển lãm bảo tàng nhằm nâng cao nhận thức về các cách gây nhiều phiền phức mà công nghệ nhận diện khuôn mặt thường không thực hiện thành công đối với các cá nhân có làn da sẫm màu hơn.

Công việc này cực kỳ quan trọng.

Cũng giống như trách nhiệm đạo đức có thể giúp tránh gây ra các tác hại mới, nhiều người trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) cũng nhìn thấy tiềm năng dành cho các công cụ mới trong việc cải thiện thực sự công bằng xã hội.

Ví dụ, trong lĩnh vực tài chính, một hệ thống chấm điểm tín dụng tinh vi – nếu được phát triển trên nền tảng sự công bằng và cái tâm đầy trách nhiệm – có thể minh bạch hơn nhiều so với giải pháp thay thế mang tính chất lịch sử, nơi người quản lý ngân hàng sẽ quyết định người được vay tiền mà không cần phải đưa ra lời giải thích hợp lý nào và cũng không cần phải đưa ra cách giải quyết bất kỳ thành kiến nào mà có thể ảnh hưởng đến quyết định đó.

Thứ ba, sự bất đối xứng này không chỉ xảy ra duy nhất đối với công nghệ, chúng ta cần phải giải quyết sự bất đối xứng về động lực giữa các ưu đãi dựa trên thị trường và các mục tiêu xã hội khác mà chúng ta mong muốn. Các biện pháp chuẩn mực đối với thành tích kinh doanh, từ các đánh giá gây quỹ tới người dùng hoạt động, không mang lại trách nhiệm xã hội đi kèm với nỗ lực làm thay đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Việc gián đoạn này bắt đầu sớm. Có thể đã tiêu tốn rất nhiều tiền để đầu tư vào công nghệ nhưng phần lớn các doanh nhân vẫn gặp thất bại. Bất kỳ người sáng lập nào, người hy vọng triển khai công việc kinh doanh mới, đều phải thuyết phục các nhà đầu tư và những nhân viên mới về khả năng tăng trưởng kinh doanh trong tương lai, và sau đó luôn luôn nhấn mạnh về tiềm năng tăng trưởng đó. Việc làm này sẽ tập trung theo đuổi một mục đích duy nhất vào các chỉ số có vẻ quan trọng, ít để tâm xem xét các ảnh hưởng ngoại ứng xã hội phức tạp hoặc lắng nghe những người có ý kiến bất đồng.

Đó là một phần lý do tại sao một số trong những bộ óc nhanh trí nhất trên thế giới cũng bị hấp dẫn bởi những ý tưởng và mô hình kinh doanh an toàn nhất và đã được chứng minh hiệu quả nhất. Họ kết thúc việc tạo ra các dịch vụ mới để cá nhân hóa đồ uống chứa soda khi nửa tỷ người không được tiếp cận với nguồn nước sạch, hoặc những cách thức mới để đặt đồ ăn qua điện thoại khi hơn 800 triệu người bị suy dinh dưỡng. Tại sao chúng ta có thể hẹn hò với một người lạ mà chúng ta gặp gỡ trên một ứng dụng trong vài phút nhưng các y tá và bác sĩ, những người thực hiện các phương pháp cứu mạng sống con người thì vẫn sử dụng giấy tờ và máy fax để giao tiếp với nhau?

Chúng ta cần những cấu trúc pháp lý dựa trên khuyến khích mới – những cấu trúc đặt lợi ích xã hội quan trọng như lợi nhuận – nhằm khích lệ nhiều người sáng lập tham gia vào các vấn đề trong thế giới thực hơn và làm như vậy với cái tâm thực sự. Khu vực tư nhân phải mang lại cùng động lực đổi mới vốn đã tạo ra rất nhiều sản phẩm và dịch vụ mới tuyệt vời trong nhiều thập kỷ qua cho thách thức hiện đại về việc thiết kế các hệ thống phù hợp với luân thường đạo lý và có trách nhiệm. Rõ ràng là có chỗ cho sự đổi mới ở đây.

Chẳng có gì là dễ dàng cả. Nhưng với sự quan tâm nghiêm ngặt đến các khả năng của công nghệ, nghiên cứu về các yếu tố đầu vào và các tác động của công nghệ, sự minh bạch hơn và sự định hướng lại các ưu đãi, chúng ta có thể vượt qua sự phức tạp vốn khiến các vấn đề của xã hội trở nên khó giải quyết. Nếu chúng ta có thể triển khai các công cụ này một cách rộng rãi và công bằng, nuôi dưỡng một môi trường nơi mà mọi người có thể tham gia và hưởng lợi từ chúng, chúng ta sẽ có cơ hội làm giàu thêm và thúc đẩy nhân tính nói chung. Tất cả chúng ta, những người tin tưởng vào sức mạnh của công nghệ, phải làm mọi thứ có thể để đảm bảo những hệ thống này phản ánh cái tôi tập thể cao nhất của nhân loại.

Thanh Huyền

Lược dịch theo RSA Journal